0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

25 Th7 2018

Ngữ pháp – Thì thời gian | Bài 3 – Thì tương lai đơn

/
Posted By
/
Comments0

Bài 3 – Thì tương lai đơn

Thì tương lai đơn, cũng giống như thì hiện tại đơn và quá khứ đơn, đơn giản là chỉ dùng để diễn đạt một thông tin, một sự thật trong tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nào chắc chắn về một điều gì đó sẽ xảy ra ở trong tương lai, do vậy mà những hành động mà được sử dụng thì tương lai đơn để diễn tả là những dự định và dự đoán.

Thì tương lai đơn, theo một cách nhìn nhận khác, nếu như không có gì thay đổi, thì điều mà thì tương lai đơn diễn tả sẽ đúng ở thời điểm trong tương lai.

Trong cấu trúc ngữ pháp của thì tương lai đơn có một quy tắc chúng ta cũng cần phải nhắc đến, đó là quy tắc của modal verb: bất kỳ động từ nào đặt sau một modal verb sẽ phải để nguyên thể.

Nói cách khác, với sự xuất hiện của modal verb là “will” thì chúng ta sẽ không cần phải chia động từ sau đó. Tất cả sẽ được để ở nguyên thể, bất chấp các ngôi chủ ngữ khác nhau.

S + will + Verb (infinitive)

Một cấu trúc cần được chú ý là : S + to be going to + V.

Rất nhiều giáo viên, cả người Việt lẫn người nước ngoài đều dạy học sinh rằng đây là cấu trúc của thì “tương lai gần”.Xin đính chính lại rằng không có thì thời gian nào là thì tương lai gần, và cấu trúc ở trên cũng không phải là cấu trúc của thì tương lai.

Nếu như phân loại, thì câu trên sẽ được xếp vào thì tiếp diễn, và tùy theo thời điểm nói là quá khứ hay hiện tại mà động từ “to be” sẽ được chia theo đó.

Lí do vì sao cấu trúc to be going to + V được giới thiệu là thì tương lai gần, bởi vì cấu trúc này diễn tả việc “đang có dự định làm một điều gì đó.”

Khi học về thì tiếp diễn, ta sẽ bàn về vấn đề này. Nhưng về cơ bản, hành động diễn đạt trong cấu trúc này là một hành động tiếp diễn, đó là dự định thực hiện một điều gì đó đang trong quá trình diễn ra (có thể là suy nghĩ trong đầu ta chẳng hạn). Quá trình dự định thực hiện việc nào đó này sẽ kết thúc khi việc đó được thực hiện, hoặc đơn giản là chúng ta thay đổi dự định, hoặc hoàn cảnh khiến cho điều đó không thể xảy ra.

Một số ví dụ của thì tương lai đơn

  • To predict a future event:
    It will rain tomorrow
  • With I or We, to express a spontaneous decision:
    I’ll pay for the tickets by credit card.
  • In the negative form, to express unwillingness:
    The baby won’t eat his soup.
    I won’t leave until I’ve seen the manager!
  • With I in the interrogative form using “shall”, to make an offer:
    Shall I open the window?
  • With we in the interrogative form using “shall”, to make a suggestion:
    Shall we go to the cinema tonight?
  • With I in the interrogative form using “shall”, to ask for advice or instructions:
    What shall I tell the boss about this money?
  • With you, to give orders:
    You will do exactly as I say.
  • With you in the interrogative form, to give an invitation:
    Will you come to the dance with me?
    Will you marry me?
  • To express willingness:

    I’ll do the washing-up.

    He’ll carry your bag for you.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply