VÀI NÉT LỊCH SỬ SƠ LƯỢC
Lincoln-Douglass Debate là một cuộc đấu khẩu đối kháng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ cận đại, nếu chúng ta không kể cuộc tranh biện gần đây nhất giữa Hillary Clinton-Donald Trump, trong cuộc đua dành ghế Thượng Nghĩ Sỹ đại diện cho tiểu bang Illinois vào năm 1858. Đây là một cuộc đua khốc liệt bằng trí tuệ và sự thuyết phục, bao gồm 7 vòng tranh biện tập trung vào chủ đề cốt lõi là việc có nên duy trì chế độ nô lệ ở Mỹ hay không? và duy trì như thế nào? mở rộng hay thu hẹp? Trong khi Ngài Douglass nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và mở rộng chế độ nô lệ bằng Đạo Luật Kansas-Nebraska bãi bỏ lệnh cấm của Thỏa Hiệp Missouri, từ đó cho phép mở rộng nô lộ vào các tiểu bang Kansas và Nebraska, Lincoln nhất quan các giá trị đạo đức và nhân bản của con người, rằng chủ nghĩa nô lệ là thứ lỗi thời và cần phải có lộ trình thu hẹp, tiến tới xóa bỏ trên toàn nước Mỹ.
GIỚI THIỆU KHÓA HỌC
Chúng ta thường lầm tưởng rằng học tiếng Anh thật giỏi đã là một thành công. Trên thực tế: “Tiếng Anh là một công cụ để đưa chúng ta đến với thành công!”. Nói cách khác nếu chỉ dừng lại ở việc học tốt tiếng Anh thôi là chưa đủ. Con trẻ cần có một định hướng, một môi trường để áp dụng ngôn ngữ mình đã học để làm chủ tư duy, làm chủ ngôn ngữ.
Chương trình Debate – Tranh biện Lincoln – Douglas là một trong những khóa học với lĩnh vực mang tính đặc thù mà Ivy muốn giới thiệu đến các bậc phụ huynh. Debate là tranh đấu bằng ngôn ngữ, bằng lời nói, bằng cách tư duy phản biện. Lời nói qua kỹ năng tranh biện sẽ trở thành một công cụ sắc bén để biến lỹ lẽ thành những đường tên mũi đạn xuyên trúng những điểm yếu của đối phương.
Tranh biện chính là kỹ năng CAO NHẤT của ngôn ngữ! Là ĐỈNH CAO của nghệ thuật ngôn từ!
Đối với trẻ em Việt Nam, mặc dù đã được trang bị rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên tranh biện, kỹ năng tranh biện, khả năng tranh biện, sự kiểm soát trong tranh biện, sự thuyết phục trong tranh biện…. vẫn còn mang tính tự phát và còn rất yếu trong các tình huống tương tác thực tế.
Khi nhìn những đứa trẻ đang tranh luận với nhau về một vấn đề gì đó, chỉ một lúc sau, chúng ta có thể thấy chúng đã chuyển sang cãi nhau. Thật không may, hiện tượng này là khá phổ biến trong các tương tác của trẻ hiện nay: từ những tranh luận đơn giản, những trao đổi qua lại đơn giản… có thể bị thổi bùng lên thành những tranh cãi, những mâu thuẫn rất khó để dàn xếp.
Tranh luận – phản biện là kỹ năng mà các nước phát triển rất ưu tiên phát triển cho trẻ và phát triển từ rất sớm. Ở đó, ý kiến, lập luận của trẻ được tôn trọng và đứa trẻ có quyền bày tỏ quan điểm cũng như quyền bảo vệ quan điểm ấy của mình, và trẻ cũng dần quen với việc không phải lúc nào mọi người cũng suy nghĩ giống mình, điều đó là rất bình thường. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ có khả năng tranh biện, có năng lực tranh biện… thì đó đều là những đứa trẻ rất toàn diện và rất tự tin trong các tương tác của mình, và đó cũng là người rất chủ động trong các hoạt động của mình trong cuộc sống.