0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

19 Th3 2019

ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở BẬC THPT

/
Posted By
/
Comments0

Chúng ta thường đặt ra câu hỏi tại sao dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam chưa thành công, tại sao học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam không giao tiếp được bằng tiếng Anh cùng hàng loạt vấn đề có liên quan. Có thể nói rằng phương pháp giảng dạy mà các các con đang được học hàng ngày trên trường lớp chưa phải là phương án tối ưu nhất. Hôm nay The Ivy – League Vietnam xin chia sẻ một chút góc nhìn về phương pháp dạy và học tiếng Anh sao cho thật hiệu quả.

1.Dùng giáo trình do nhà xuất bản bản ngữ biên soạn

Ngôn ngữ không thể bị tách rời khỏi văn hóa, việc bộ sách giáo khoa tiếng Anh phổ thông “mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc” như hiện nay là một sự minh chứng rõ ràng nhất cho việc ngôn ngữ bị tách rời khỏi văn hóa. Điều này làm tiếng Anh trong sách giáo khoa phổ thông bị sai văn phong trầm trọng. Tiếng Anh trong đó được diễn đạt một cách kỳ quặc, khác thường, thậm chí là sai biệt với văn phong tiếng Anh bản ngữ.

Thay vì cố gắng đưa văn hóa Việt Nam vào sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 – 12, ta hãy dùng một bộ sách tiếng Anh giao tiếp do nhà xuất bản bản ngữ biên soạn, phát hành. Bộ sách được chọn là sách chuyên dạy nghe – nói, dạy tiếng Anh giao tiếp. Học cái gì thì sử dụng được ngay cái đấy vào thực tiễn.

Bộ sách Streamline English của Nhà xuất bản Oxford là bộ sách dạy tiếng Anh giao tiếp thuộc loại dễ học, dễ dạy nhất trong tất cả các bộ sách tiếng Anh giao tiếp xưa nay. Từ vựng, phiên âm, cấu trúc, chú thích, bài đàm thoại được lồng ghép nhịp nhàng, thể hiện rõ ràng qua từng bối cảnh giao tiếp thực tế trong văn hóa giao tiếp của chính ngôn ngữ đó. Học đến đâu dùng ngay được đến đó. Học 20 bài quyển 1 là tự giới thiệu bản thân được trên 100 từ. Học 40 bài là đã có đủ vốn tiếng Anh để làm nhân viên bán hàng ở các cửa hàng, siêu thị được rồi. Và chỉ cần 80 bài quyển 1 là người học đã giao tiếp với người nước ngoài một cách thoải mái.

Rõ ràng là trong thực tế, học tiếng Anh đơn giản là để giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng cử viên bằng tiếng Anh. Không trả lời được, không giao tiếp được bằng tiếng Anh là không đạt yêu cầu. Chỉ có vậy. Không nhà tuyển dụng nào kiểm tra xem tiếng Anh của ứng cử viên đó có đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hay không.

Trong môn tiếng Anh ở Việt Nam, có rất nhiều thứ các em phải học, thầy cô phải dạy hàng ngày mà cả thầy lẫn trò chẳng biết dùng nó vào việc gì ngoài chuyện để làm bài tập, để thi. Đó là hàng đống ngữ pháp chất ngất. Ngữ pháp trong giảng dạy và thi cử đã đẩy học sinh và thầy cô giáo đến chuyện không cần học và dạy hai kỹ năng nghe – nói cho đúng mực.

Vậy thì, sao mục tiêu đào tạo tiếng Anh không thể đơn giản là “Học tiếng Anh để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh”? Nếu ta mạnh dạn thay đổi, học sinh và thầy cô giáo sẽ được giải phóng khỏi sức ì hiện tại. Việc học và dạy tiếng Anh ở nước ta sẽ bước sang trang mới.

2. Thi nghe – nói thay vì thi ngữ pháp, đọc hiểu

Học sinh sẽ chẳng bao giờ học nghe – nói tiếng Anh và giáo viên chẳng bao giờ tập trung dạy nghe – nói trong khi đề thi toàn là ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng, đọc hiểu…

Có thể khẳng định rằng format đề thi như thế nào thì giáo viên sẽ dạy như thế ấy và học sinh cũng theo y như thế để học, để thi cho đậu. Tỷ lệ kiểm tra kỹ năng nghe trong đề thi hiện tại là chưa đủ và hoàn toàn không có thi nói. Thay đổi quan trọng này tạo ra mục tiêu thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trong trục giáo trình – giảng dạy – thi cử: học tiếng Anh để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Nếu không thay đổi cách thi cử đối với môn tiếng Anh, ta có thay đổi giáo trình gì cũng vô ích.

3. Thay đổi cách giảng dạy

Trong môn tiếng Anh ở ta, có rất nhiều thứ các em phải học, thầy cô phải dạy hàng ngày mà cả thầy lẫn trò chẳng biết dùng vào việc gì ngoài làm bài tập, đề thi. Ngữ pháp trong giảng dạy và thi cử đã đẩy học sinh và thầy cô giáo đến chuyện không cần học và dạy hai kỹ năng nghe – nói đúng mực. Mục tiêu vượt qua thi cử vô hình trung làm ngữ pháp lên ngôi, đẩy việc dạy nghe – nói (giao tiếp) xuống hàng thứ yếu.

Ta đang thực hiện việc nâng chuẩn giáo viên nhưng sự thật là việc đậu B1, B2 của các giáo viên không hề dính dáng gì đến năng lực giảng dạy, kỹ năng sư phạm cả. Giáo viên không thể dạy nghe – nói, dạy tiếng Anh giao tiếp đơn giản vì giáo trình và mục tiêu thi cử không cho phép họ dạy như thế. Không phải họ không thể hoặc không biết dạy tiếng Anh giao tiếp, dạy nghe – nói. Họ có hàng đống kỹ năng dạy tiếng Anh giao tiếp khi học ở trường Sư phạm, ở các lớp tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, họ bị mắc kẹt giữa giáo trình và đề thi như hiện tại. Rất nhiều anh chị em giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn, có phương pháp sư phạm giỏi. Chỉ là họ không có đất dụng võ mà thôi.

Thay đổi cả một hệ thống, một tư tưởng giáo dục không phải chuyện dễ dàng ngày một ngày hai. Cho nên để đảm bảo vốn kiến thức và phương pháp học tiếng Anh của bản thân hiệu quả nhất thì việc tự học cần được chú trọng hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều những đầu sách học tiếng Anh vô cùng hữu dụng cho tất cả các độ tuổi đặc biệt là các bạn học sinh lứa tuổi 12 – 17. Chỉ cần cần cù một chút, đam mê một chút thì tiếng Anh sẽ chẳng thể làm khó các bạn!

 

 

 

Leave a Reply