Nạn khinh từ điển – Hệ lụy của việc đoán từ vì lười
NẠN KHINH TỪ ĐIỂN – HỆ LỤY CỦA VIỆC ĐOÁN TỪ VÌ LƯỜI
Tôi vừa kết thúc một lớp dạy Viết học sinh cuối cấp I và đầu cấp II. Tôi vô cùng thất vọng về thế hệ học sinh ngay nay. Học không đến nơi đến chốn. Học phí tiền của bố mẹ. Tôi tóm lại một chữ là lười biếng. Học mà không biết nghiên cứu. Học gạo. Học ăn vã. Học kiểu luyện gà nhưng không biết rằng chính cách học đó đang làm dốt nát đi cả một thế hệ. Tôi rât lo lắng nên có vài lời tâm huyết với PH. Có thể những lời Tôi nói đúng với một số và không đúng với một số, nhưng Tôi tin rằng nó sẽ đúng với đa số bọn trẻ ngay nay.
Tôi nghĩ tiếng Anh chỉ là một môn. Con biết bao môn học khác nữa, Tôi hy vọng chúng không tệ như thế này. Tôi khuyến các Phụ Huynh như thế này:
1. Khi các con đã có một thời gian học tiếng anh dài thời tiểu học, các PH không cần thiết phải con đi học thêm tiếng Anh quá nhiều mà chỉ đi học tuần một buổi để tiết kiệm tiền. Tôi nói như thế là để các PH thấy được tầm quan trọng của việc tự học. Trong 3 năm đầu đời ở trường tiểu học, các con cần học tiếng Anh như một ngôn ngữ, các con học tiếng Anh bằng hình ảnh, bằng bài hát, bằng câu chuyện, và tưởng tượng vè thế giới và ngữ cảnh của ngôn ngữ. Các con sẽ thấm nhuần từ ngữ một cách tự nhiên. Thời gian này có lẽ các con không cần đến sự hỗ trợ của từ điển. Nhưng càng lớn, việc học như thế sẽ giảm bớt tính hiệu quả. Các con sẽ đọc nhiều văn bản phức tạp hơn, và ngữ nghĩa của từ vựng ngày càng sâu xa hơn để diễn đạt ý tứ sâu sắc hơn. Lúc này các con cần phải có sự hỗ trợ của từ điển. Nếu không chịu tra cứu thì vốn từ vựng của các con không thể tăng thêm được, và giảm hiệu quả bài viết, sự hiểu biết ngôn ngữ để hành văn một cách hàn lâm hơn, chuyên nghiệp hơn.
2. Đối với các con từ cấp II trở lên, bắt buộc các con khi học tiếng Anh phải có thói quen tra từ điển. Thói quen này là rất tốt ở chỗ nó rèn luyện sự kiên nhẫn, rèn luyện sự đào sâu về tri thức cho các con. Tôi không phủ nhận tác dụng của việc cố đoán nghĩa của từ, nhưng Tôi nói thật là đã là đoán thì tỷ lệ sai rất cao. Tôi đã dạy nhiều em thuộc dạng thần đồng rồi. Em đoán một số từ khá sát, nhưng đến các từ vựng đa nghĩa, chuyên môn thì đoán là sai bét cả. Chữ tác thành chữ tội. Các mẹ mua từ điển Oxford Dictionary cho các con dùng. Phải tra từ điển để biết các cấu trúc, biết hết nghĩa của từ. Có khi chỉ cần ngồi tra từ điển thôi, chưa cần học vội, đã kín cả cuốn vở rồi. Các mẹ hãy nhớ lời Tôi nói hôm nay. Mồi từ tiếng Anh là một mẩu tri thức nhỏ bé. Hãy tra từ điển để biến từng mẫu tri thức nhỏ bé thành một tấm thảm tri thức. Nếu hình thành thói quen và say mê tra từ điển thì các con sẽ hình thành tư duy nghiên cứu. Vì tra từ điển là tra cứu, khảo cứu. Sau này chính thói quen này sẽ giúp các con không ngại nghiên cứu.
3. Hệ lụy này có lẽ do các con đi học chỗ này chỗ kia, thầybảo các con là phải đoán từ, chứ không dùng từ điển. Tôi không có ý chê bai ai cả vì Tôi biết cái Tôi của mỗi con người là to lắm, nhưng Tôi vẫn góp ý thẳng thắn để cùng nhau thảo luận. Điều cốt lõi mà tôi chỉ muốn nhắn nhủ là hãy dạy các con biết tự tra cứu, đặc biệt là các học sinh lớn, không nên dạy các con bỏ qua từ mới, bỏ qua cái hay của ngôn ngữ mà muốn hiểu sâu cái hay đó thì cần sự hỗ trợ của từ điển. Từ điển chính là sự tổng hợp và lưu trữ ngôn ngữ, giải thích ý nghĩa gốc gác của ngôn từ và sự biến thể qua thời gian. Ngay cả ở Mỹ, các học sinh lớn, các giáo sư (ngay cả Thầy của Tôi khi đọc báo, truyện) đôi khi vẫn phải tra cứu từ điển vì trường nghĩa ngày nay quá rộng. Các luật sư phố Wall khi ngồi viết tư vấn cũng phải tra từ điển để hiểu chính xác thuật ngữ pháp lý. Từ nay hãy bỏ ngay kiểu học võ đoán. Nguy hiểm. Tra từ điển để tìm nghĩa chính xác, để biết thêm nhiều tri thức trong từ điển.
4. Học từ mới: lười học từ mới vô cùng. Các phụ huynh phải ốp sát các con ghi chép từ mới, tra cứu nghĩa từ mới và học thuộc những từ mới đó. Nếu không thì ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ chết mà thôi. Vốn từ không tăng thì không bao giờ đọc được tài liệu, không bao giờ viết được bài luận, tóm lại không thể sử dụng ngôn ngữ được.
5. Lười học ngữ pháp kinh niên: cái dở hơi của tiếng Anh ở Việt Nam là lấy ngữ pháp làm trọng và sản sinh ra cái trò thi chuyên. Dở hơi hơn nữa là chính cái nền học hành này đẻ ra thi chuyên mà lại dạy bọn trẻ tiếng Anh không đến nơi đến trốn. Dốt nát ngữ pháp đến kinh dị. Nói tiếng Anh thì có vẻ lèo lèo, nhưng hỏi sâu thêm một chút về ngôn ngữ đó là chả biết cái gì cả. Cứ đi học trời biển nhưng Tôi hỏi thứ đơn giản nhất, một cấu trúc đơn giản nhất cũng vò đầu bứt tai. Những người bảo là không cần học ngữ pháp là chưa hoàn toàn đúng đâu. Tôi xin chia sẻ thêm rằng bọn trẻ con ở Mỹ học Language Arts vẫn phải học ngữ pháp đấy nhé. Môn đó gọi là Conventions of Language (Văn Phạm). Các con học như một phần của Language Arts, chứ không phải là họ bỏ qua. Trong bài thì SAT sau này, phần Language and Writing chiếm một nửa bài đọc đấy nhé. Thế mới thấy sự quan trọng của Văn Phạm được đề cao đến thế nào khi vào học đại học tại Mỹ.
6. Trí nhớ ngắn hạn và dài hạn ngày cang thui chột: Tại sao vậy? hay là bọn trẻ bây giờ được nuông chiều quá, sống sung sướng, nhung lụa nên đầu không cần nhớ gì nữa. Toàn là cái đầu rỗng, chứa game và mấy tin vạt vãnh thì nhiều, nhưng những kiến thức thực thụ thì quên sạch. Dạy xong là tối về nhà quên liền, hôm sau đến lớp lại còn quên sạch sẽ. Thật tệ!
7. Tôi nghĩ các PH hãy rà soát lại toàn bộ việc học hành của bọn trẻ xem chúng có thực sự học hay không? Hay là chúng học lươn khươn. Giở sách ra đọc mà không thèm đọc. Đầu óc lơ mơ trên mây. Đã học là bố mẹ phải truy bài. Hãy dành thời gian truy bài bọn trẻ xem chúng có thực sự thuộc bài trước khi đến lớp hay không?
Tôi còn nhiều điều muốn nói và sẽ chia sẻ vào lần sau.
Hôm nay Tôi không viết thành thơ, thành bài mong PH thông cảm và chia sẻ!