0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

21 Th5 2018

Làm thế nào để giúp con Tư duy sáng tạo?

/
Posted By
/
Comments0

Tư duy sáng tạo là nguồn gốc của kĩ năng sáng tạo – khả năng tìm tòi và phát minh những ý tưởng và các giải pháp vừa mới mẻ vừa độc đáo. Con người phát triển được kĩ năng này sẽ dễ dàng hơn khi đối mặt với các vấn đề khó khăn và các tình huống nan giải. Ngoài ra trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau, sự sáng tạo luôn là điều tối quan trọng tạo ra sức hút của sản phẩm. Chẳng phải vô cớ mà Einstein đã nói: “Sáng tạo quan trọng hơn kiến thức.”

Đó là những đặc điểm và lợi thế của tư duy sáng tạo mà chúng ta nên quan tâm và ý thức được sức ảnh hưởng của mảng tư duy này trong cuộc sống, từ đó, nên bắt đầu rèn luyện kĩ năng sáng tạo từ ngay hôm nay cho bản thân cũng như con cái của mình.

 

  1. Để con được đưa ra quyết định

Vẫn biết để con trẻ lớn lên và phát triển thì luôn luôn cần đến vai trò của các bậc cha mẹ. Nhưng sự quan tâm và can thiệp của cha mẹ vào đời sống của trẻ cũng nên được hạn chế ở mức độ nhất định. Đặc biệt là khi bạn mong con cái mình trở thành những nhân tố với tố chất “sáng tạo” trong tương lai, nên để con tự quyết định từ những việc nhỏ nhất. Việc không ỷ lại vào cha mẹ cũng giúp các con độc lập hơn, phải tư lo và tự giải quyết những vấn đề cá nhân. Đó là một cơ hội cho các con phải tự suy nghĩ xem tìm giải pháp sự cố này như thế nào. Cũng như muốn trẻ em có tư duy logic tốt thì cần để chúng có cơ hội được suy luận, được động não, hay muốn các con tuân theo quy định, thì nên để trẻ cùng xây dựng những nội quy đó. Khi đã được tự trải nghiệm và cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng, trẻ em sẽ trở nên cởi mở, và ham muốn được học hỏi sẽ mạnh mẽ hơn. Giáo sư Tâm lý học người Mỹ Charlotte Reznick – Nhà tâm lý học trẻ em cho rằng, nên cùng trẻ tham gia vào các họat động vui chơi, như cách bà thường chơi Lego cùng với các khách hàng nhí của mình: thay vì làm theo hướng dẫn của bộ lắp ghép, bà để các em được thỏa sức sáng tạo và xây dựng chúng theo ý mình.

  1. Không “để suy nghĩ trong hộp”:

Những quy tắc luôn giúp các con sống có nguyên tắc và khoa học, ai cũng biết vậy, Tuy nhiên, đôi lúc con có thể phá vỡ chúng nếu tìm ra được một cách giải quyết vấn đề thông minh hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Một bài toán không nhất thiết phải giải bằng đúng cách thức được in ở phần ví dụ của sách giáo khoa, trẻ em hoàn toàn có thể suy nghĩ và sáng tạo những con đường nhanh hơn, bớt rắc rối hơn. Cách suy nghĩ đóng khung, suy nghĩ gói kín trong hộp có thể sẽ an toàn, nhưng nó chỉ khiến con trẻ dậm chân tại chỗ mà không có cơ hội được tiến bước và tiếp cận những bài học mới mẻ hơn.

 

  1. Dám nghĩ, dám làm

Đây là một tư tưởng cần được khởi nguồn từ cách dạy của cha mẹ từ khi còn nhỏ, nên để con được tự do và độc lập, những khi trẻ mắc lỗi không nên trách cứ quá nặng nề mà thay vào đó nên nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ không rơi vào tình trạng sợ hãi, kém tự tin, sợ bị mắng mà không dám nói lên suy nghĩ của mình. Bởi vậy mới nói, đây là tư tưởng cần rèn luyện tư duy sáng tạo từ sớm và cần rất nhiều sự khéo léo và kiên nhẫn của cha mẹ, không phải ngày một ngày hai có thể khiến một đứa trẻ tự tin hành động thực hiện theo suy nghĩ của mình.

 

  1. Giới hạn thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Ngoài những phương thức kể trên, cha mẹ nên hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử của con trẻ, đặc biệt trong thời đại công nghệ số này, khi bất kì đứa trẻ nào cũng đam mê và yêu thích các trò chơi online và mạng xã hội. Mỗi ngày chỉ nên để con xem TV hay dùng máy tính trong khoảng một giờ. Sau đó hãy yêu cầu trẻ chơi ở ngoài cùng anh chị em hay bạn bè của mình đánh trận giả, chơi cùng những con vật hay đùa nghịch với bùn đất. Vui chơi và hoạt động chân tay chính là chìa khóa của việc phát triển tư duy sáng tạo bởi đó chính là lúc vùng thùy trán (phần thùy não có vai trò nhận thức với chức năng đặc biệt quan trọng đó là ghi nhớ, phán xét và tổ chức công việc) của trẻ hoạt động rất mạnh mẽ.

Tư duy sáng tạo thực sự rất quan trọng, ai cũng có thể có được kĩ năng này nhưng nếu không được phát huy và luyện tập, sẽ rất dễ mất đi. Chính vì vậy cha mẹ nên ở bên cạnh và giúp con hình thành kĩ năng này ngay từ độ tuổi nhỏ nhất.

Leave a Reply