0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

10 Th3 2018

Kỷ luật học đường: nhìn từ Hoa Kỳ, Singapore và Anh Quốc

/
Posted By
/
Comments0

19 TIỂU BANG MỸ VẪN CHO PHÉP ÁP DỤNG HÌNH THỨC KỶ LUẬT “CORPORAL PUNISHMENT”

Sau khi tôi đăng bài KỶ LUẬT THÉP SẼ LÀM NÊN MỘT DÂN TỘC THÉP, đã có nhiều ý kiến đồng tình và một số ý kiến phản đối. Có ý kiến còn cho rằng là Tôi nói “láo” về việc có tới 19 tiểu bang ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh. Tôi xin chia sẻ thêm thông tin để các bạn có cái nhìn rộng hơn về Kỷ Luật Học Đường tại 3 nền giáo dục lớn trên thế giới: Hoa Kỳ, Singapore và Anh Quốc.
_____________________________________________

Từ Corporal Punishment hiểu như thế nào cho đúng? Dịch nghĩa man rợ thì gọi là Nhục Hình. Dịch nghĩa mang tính giáo dục thì gọi là “Roi Vọt”. Ở các nước Á Đông thì ngày xưa việc Thầy giáo có quyền đánh học sinh tới thâm tím cả mông là chuyện bình thường. Việt Nam ta có câu, “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.” Cha mẹ đã gửi con cho Thầy Đồ thì chỉ có mím môi xót xa khi con bị Thầy đánh, về đến nhà cha mẹ cũng chỉ biết nói với con, “con ơi, con hãy gắng học cho thuộc chữ đừng để bị Thầy phạt nữa.”

Ngày nay, trong khi hình phạt “Roi Vọt” này đã bị cấm ở hầu hết các nước theo luật bảo vệ quyền trẻ em, thì ở tại nước văn mình nhất thế giới là Mỹ, hình phạt này vẫn được 19 tiểu bang áp dụng, thậm chí luật còn có cả quy định về Corporal Punishment.

HOA KỲ

Cụ thể, Luật tiểu bang Florida quy định rất chung chung:

“Corporal punishment” means the moderate use of physical force or physical contact by a teacher or principal as may be necessary to maintain discipline or to enforce school rule. However, the term “corporal punishment” does not include the use of such reasonable force by a teacher or principal as may be necessary for self-protection or to protect other students from disruptive students.

Tạm dịch:

“Hình Phạt Roi Vọt” nghĩa là việc sử dụng vũ lực hay tiếp xúc cơ thể ở mức độ vừa phải bởi giáo viên hay hiệu trường trong trường hợp được coi là cần thiết nhằm duy trì kỷ luật hoặc thực thi quy định định của nhà trường. Tuy nhiên, thuật ngữ “Hình Phạt Roi Vọt” không bao gồm việc sử dụng vũ lực vừa phải đó bởi một giáo viên hay hiệu trưởng trong trường hợp được coi là cần thiết để tự vệ hay bảo vệ các học sinh khác khỏi các học sinh phá quấy.

Các mẹ hãy vào đọc link dưới đây để hiểu thêm về Kỷ Luật Học Đường tại Mỹ nhé.
https://www.washingtonpost.com/…/19-states-still-allow-co…/…

SINGAPORE

Còn ở Singapore, trên website chính thức của Bộ Giáo Dục Singapore có viết như sau:

DISCIPLINE

Effective discipline is based on a consistent philosophy.

The Discipline Framework covers the following basic philosophy and approach for developing good discipline in students:

– The goal of discipline is to teach students how to develop self-discipline.
– Discipline is a learning process to develop students’ thinking and moral faculties.
– Leadership is the key success factor for effective school discipline.
– A whole-school, multi-faceted approach is required.
– A key strategy for developing good discipline is to build our students’ social and emotional competencies by:

– creating a supportive environment;
– teaching values and social and emotional skills;
– providing opportunities for students to exercise good behaviour; and
– guiding and re-orientating students who have erred in their behaviour.

Effective discipline requires collaboration among stakeholders. This is why our schools form partnerships with families and external agencies to help students with disciplinary problems. Consistent and collaborative efforts from various stakeholders will help our students become self-disciplined individuals of good character.

Tạm dịch:

Kỷ Luật hiệu quả dựa trên triết lý nhất quán như sau:

Khuôn Khổ Kỷ Luật bao gồm triết lý cơ bản và hướng tiếp cận như sau nhằm phát triển ý thức kỷ luật đúng đắn trong học sinh:

1. Mục đích của kỷ luật là nhằm dạy học sinh phát triển ý thực tự kỷ luật.
2. Kỷ luật là một quá trình học tập để phát triển tư duy và phẩm chất đạo đức của học sinh.
3. Khả năng lãnh đạo là một yếu tố thành công chủ đạo đối với kỷ luật học đường hiệu quả.
3. Cần có một hướng tiếp cận đa chiều, toàn diện trong nhà trường.
– Một chiến lượng then chốt nhằm xây dựng ý thức kỷ luật tốt là phải xây dựng các năng lực về xã hội và cảm xúc của học sinh thông qua việc:

– tạo ra một môi trường hỗ trợ;
– dạy các giá trị và kỹ năng xã hội-cảm xúc;
– tạo cơ hội để học sinh thực hiện hành vi tốt; và
– hướng dẫn và tái định hướng những học sinh đã mắc lỗi trong hành vi của mình.

Kỷ luật hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan. Đây là lý do tại sao các trường học của chúng ta cần phối hợp với gia đình và các tổ chức bên ngoài để giúp học sinh có vấn đề về kỷ luật. Những nỗ lực mang tính nhất quán và hợp tác từ các bên có liên quan sẽ giúp học sinh của chúng ta trở thành những cá nhân có phẩm hạnh tốt, có ý thức tự giác kỷ luật.

Mời quý phụ huynh vào xem thêm tại link dưới đây.

https://www.moe.gov.sg/…/social-and-emotional-le…/discipline

VƯƠNG QUỐC ANH

1. Discipline

School behaviour policy
Every school has a behaviour policy, which lists the rules of conduct for pupils before and after school as well as during the school day.

The policy should also say what the school does to prevent bullying.

You can ask the school for a copy of the policy document.

Punishments
Schools can punish pupils if they behave badly.

Examples of punishments (sometimes called ‘sanctions’) include:

a telling-off
a letter home
removal from a class or group
confiscating something inappropriate for school , eg mobile phone or MP3 player
detention
Detention
Schools don’t have to give parents notice of after-school detentions or tell them why a detention has been given.

Physical contact
School staff can use reasonable force to control and restrain pupils. This could include leading a pupil by the arm into a classroom.

Complaining about a punishment
If you disagree with the way your child’s been punished, first talk to the headteacher. If you’re not satisfied, ask for a copy of the complaints procedure.

Tạm dịch:

Chính sách kỷ luật của nhà trường:

Từng trường học có chính sách kỷ luật riêng nêu rõ các quy tắc ứng xử đối với học sinh trước, sau và trong thời gian tại trường.

Chính sách kỷ luật cũng nên quy định nhà trường sẽ làm gì để ngăn chặn thói côn đồ học đường (bullying).

Các hình thức trừng phạt:
Nhà trường có thể trừng phạt học sinh nếu học sinh đó có hành vi ứng xử tồi tệ.

Các hình phạt đó như sau:

1. phê bình gay gắt
2. gửi thư về gia đình
3. đuổi ra khỏi lớp học
4. tịch thu những gì không phù hợp với học tập như điện thoại di động hoặc máy MP3
5. nhốt giữ
Nhà trường không phải thông báo với phụ huynh học sinh về việc nhốt giữ học sinh sau giờ học hoặc giải thích với phụ huynh vì sao lại thực hiện việc nhốt giữ.

Tiếp xúc cơ thể
Cán bộ nhà trường có thể sử dụng vũ lực hợp lý để kiểm soát và khống chế học sinh. Điều này có thể bao gồm việc cầm tay lôi học sinh vào lớp.

Khiếu nại về hình thức trừng phạt
Nếu phụ huynh không đồng ý với hình thức trừng phạt áp dụng với con mình, trước hết phải nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm. Nếu phụ huynh không thỏa mãn, yêu cầu bản sao thủ tục khiếu nại.

Mời các bạn đọc thêm tại:

https://www.gov.uk/school-discipline-exclusions

Leave a Reply