0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

10 Th3 2018

Văn hóa chửi

/
Posted By
/
Comments0

VĂN HÓA CHỬI

“Phen này ông quyết đi buốn cối, thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu…”

Các thể loại chửi?

Chửi phổ biến nơi nơi. Chửi mà nam nữ lão ấu đều chửi là chửi cho vui mồm. Chửi mà để xả tức, xả giận là chửi chân thành. Loại chửi này thường hay gặp ở các bác ít học, tình tình cục cằn thô lỗ, hay trực tính, yêu đời, ngôn từ hạn hẹp. Loại chửi này không đáng trách, mà nhiều khi lại đáng thương. Chửi mà Tây chửi Ta, Ta chửi Tây là chửi đối ngoại. Loại chửi này nâng cao sỹ diện dân tộc cần được đôn đốc. Chửi mà cha chửi con, Thầy chửi trò để mày thành người thì là chửi đạo nghĩa. Chửi này cần phát huy. Bạn bè lâu ngày không gặp, gặp là chửi “mẹ cái thằng K, lâu nay mày biến đâu đấy?” thì là chửi giao hữu. Mấy bà bán miến, bán bún, bán bánh đúc đắt hàng đông khách, thấy khách là chửi, miệng chửi liên hồi là chửi ẩm thực. Miệng bà văng “thơ vần ồn” mà vẫn chạm tới tâm “hồn” khách ăn. Mấy bà bán cá ngoài chợ chửi nhau là chửi tanh tưởi. Vợ chửi chồng, chồng chửi vợ là phu thê đối chửi. Thấy người ta chửi mình cũng chửi là chửi a dua. Loại chửi này cũng tệ nhưng chưa tệ lắm vì tâm lý đám đông là hiện tượng tâm lý mà khoa học đã chứng mình là khó tránh. Chửi mà vì thấy người khác làm mà mình muốn lắm nhưng không làm được là chửi gato. Loại chửi này cũng tệ nhưng chưa phải tệ nhất vì làm người ai chả có chút đố kỵ, ghen ăn tức ở, có thể mới là con người. Chửi mà vì tại cao phận thấp ý chí uất là chửi thiên thời. Chửi này là kiểu chửi sĩ phu tức khí cần được chia sẻ. Chửi mà vì bị đè nén, oan khiên là chửi chí tình. Loại chửi này cần được cảm thông. Nhưng nếu là chửi người để dìm người xuống và nâng bản thân lên cao hơn người thì loại chửi không chấp nhận được vì đó là chửi hằn học, chửi ích kỷ, chửi ăn thua. Cái loại chửi hằn học, chửi ích kỷ, chửi ăn thua ở làng này giờ đây ngày càng thấy nhiều và có khi còn nhiều hơn nữa. Còn biết bao nhiều kiểu chửi nữa mà Tôi chưa thể thống kê hết được…
_____________________________________________

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.”

Chuyện ngày xưa của làng Vũ Đại là thế. Chuyện ngày nay của cái làng này ra sao? Một lối sống mới chứa đựng những uất ức, những bất mãn, những cay đắng, cộng với những oan khiên, đến cả những thứ mà Đại Thi Hào Nguyễn Du gọ là ” Bỉ Sắc Tư Phong”, đó là những đố kỵ, nhưng thị phi, rồi nhiều thứ nữa đã từ lâu dồn nén trong nhân gian để rồi hình thành nên một thứ văn hóa kiểu mới, đó là: VĂN HÓA CHỬI. Tất cả đều chửi, nhà nhà chửi, người người chửi, dân chửi, trên chửi dưới, dưới chửi trên, gian thương chửi tham quan, dân ngu thì chửi cu đen. Một Văn Hóa Chửi ra đời thật hoành tráng. Ngày xưa cha ông ta phải chửi bóng chửi gió, gửi gắm qua những câu thơ chửi thật văn hóa, sâu lắng và thâm thúy. Ví như cụ Tễ Xương chửi Tiến sỹ giấy:

Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào
Thế mà hoa, hốt, với trâm, bào ?
Mỗi năm mỗi tết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông, chẳng muốn chào.

Nếu như ngày xưa các cụ chửi ẩn dật, có văn hóa, chửi thâm, chua cay, thì nay con cháu lại chửi kiểu khác: chửi vỗ mặt, chửi không thương tiếc. Người bị đánh chửi lại đã đành, thằng bị thiệt chửi ầm lên đã đành, đằng này cả thằng không bị làm sao, nhưng thấy tức lấy cũng nhảy vào chửi. Một người chửi, rồi cả làng chửi, rồi cả huyện chửi. Nhiều khi chửi mà không hiểu mình chửi gì, chửi ai nữa, cứ thế là chửi. Chửi một hồi lâu không thấy bên bị chửi “chửi” lại câu gì, thế là tức lắm, chửi tiếp. Nhưng cũng không ai chửi lại làm gì vì hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, có ai được gì đâu. Lại còn thế này, chửi một vài ngày mới suy đi ngẫm lại thấy mình chửi có gì đó không đúng, chửi không nhất quán, nay chửi kiểu này, mai chửi kiểu khác, thế là hơi chùn lại, không chửi nữa, mà chỉ gầm gừ. Nhỡ có ai hỏi là còn muốn chửi nữa không thì lại thấy ba máu sáu cơn gầm lên: mẹ, để tao chửi chết mẹ nó đi, thằng chó!

Cũng phải nói là ngày xưa các cụ chửi vì “tài cao phận thấp ý chí uất”, quan trường thối tha, dân chúng nghèo khổ lầm than, nước mất nhà tan mà trong khi đó cậu ấm cô chiêu thì tung tẩy áo gấm đi đêm. Hay thời Vũ Trọng Phụng chửi cái bọn me tây không biết nhục nhã làm me cho bọn thực dân đô hộ: nào là áo lót hạnh phúc, coóc-xê ngừng tay, quần chờ một phút…Ngày xưa vì xã hội bất công, dân không tấc đất cắm dùi, quan tham dân gian, còn ngày này thì sao, hay là cũng vẫn thế nhỉ. Tôi thấy ngàn đời chả đổi thay, chỉ có điều ngày xưa chửi bằng thơ bằng vè, thì ngày nay chửi bằng truyền thông đa phương tiện, bằng email, bằng điện thoại, bằng lai-sờ-strym hay nói thẳng ra là đăng đàn chửi nhau trên cái chốn Diện Thư. Diện Thư ấy ra đời với bao ân sủng dành cho nhân loại. Biết bao gia đình tìm thấy trẻ lạc trên Diện Thư, biết bao nhiêu con chó đi hoang tìm lại được chủ, biết em bao hót gơn tìm lại được chính mình nhờ những bức hình gợi cảm, biết bao nhiều điều lý thú của nhân gian được phơi bày. Nơi ấy cũng là nơi của tri thức, nơi chia sẻ trí tuệ nhân loại, nơi chia sẻ vạn điều tâm đắc, tìm ra lời giải cho những bế tắc thời cuộc. Nhưng nơi ấy cũng là nơi để thể hiện một thứ văn hóa: Văn Hóa Chửi. Phải nói là chửi thì đời nào cũng thế. Chửi là chửi. Chửi thì sao, thích thì chửi! Có những người chỉ ngồi ăn rồi chửi. Không liên quan gì nhưng thấy “Quốc gia lâm nguy nên thất phu phải hữu “chửi” ” Chửi để hòa đồng với một cộng đồng chửi, hoặc để góp tiếng nói hữu ích vào công cuộc chửi.

Thế tại sao lại phải chửi?

Chửi chính là sự bộc lộ ra bên ngoài bằng hình thức văn bản hay lời nói để thể hiện một quan điểm hay một thái độ đối với con người, sự vật, và hiện tượng đã, đang, và sẽ tồn tại. Thế tại sao lại phải chửi? Chửi để cho bõ tức, chửi để cho êm tai, chửi thối đất thối cát. Nhưng con người ta khi phải chửi, nghĩa là thể hiện một sự bất lực. Nếu có thể sử dụng các cách khác để giải quyết vấn đề, và con người có khả năng dung các cách khác đó, thì có lẽ đã không cần phải chửi. Nói thế cũng được và nghe có vẻ khoa học đây, nhưng thực ra nhiều người khi gặp phải vấn đề, nghe phải tin nọ tức kia là chưa cần biết điều gì xảy ra, cứ chửi đã, chửi đã rồi mới tìm cách giải quyết vấn đề, và khi giải quyết không được cũng chửi, mà có giải quyết được thì cũng chửi. Chửi cũng có thể là một sự tuyệt vọng vì chửi là cách phản ứng nhanh nhất và đơn giản nhất. Ra ngõ gặp bà già hay dẫm phải cứt cũng chửi “tiên sư thằng nào dắt cho ỉa ở cửa ngõ nhà tao?” Nhìn quanh chả thấy thằng nào cả. Bị cảnh sát giao thông tuýt còi mồm cũng lẩm bẩm chửi, “tiên sư, biết ngay là thể nào cũng gặp hạn, sang vào thang máy gặp ngay con mụ xúi quẩy!” Còn nhiều nguyên nhân để chửi. Chửi người để nâng tầm mình lên. Hay chửi người để thiên hạ thấy ta uyên bác, hiểu đời. Thấy thiên hạ có tin gì hót là lao vào chửi cùng, nhiều khi không ai khiến chửi hộ vẫn cứ chửi. Nhiều khi đăng đàn chửi chỉ để câu “lai” vì Diện Thư mấy hôm nay vắng khách quá, không có thằng nào, con nào ngó đến mình. Tôi ấn tượng lắm khi nhiều bạn lên hẳn Youtube chửi và có hẳn một triệu lượt view và hang triệu lượt “lai”. Chửi ra tiền như mấy đại ca, đại tẩu thì Tôi cũng thấy đáng lắm vì chửi mà lại được Youtube trả tiền, và nghe các bác chửi cũng đã tai lắm. Còn kiểu chửi cũng khá phổ biến nữa là Thầy chửi, Cô chửi. Trước là chửi học trò, sau là chửi thiên hạ. Ngày xưa Tôi đi học chỉ thích nhất lúc ngồi nghe Thầy chủ nhiệm, hay Cô phụ trách chửi vì nghe chửi thì đỡ phải học, hay thực chất là nghe chửi chính là lúc học. Nhưng chửi để mà học được thì còn có ích, đằng này Thầy dạy môn Đại chửi Thầy dạy môn Hình: Thằng đó biết đếch gì về hình mà dạy. Có lần đi học thêm Đại của ông H dạy Toán ở Đại Học Sư Phạm Hà Nội nghe ông chửi đồng nghiệp mà mát tai. Ông H nhìn thấy ông T hớt ha hớt hải đến lớp bên cạnh muộn, ông H liền chửi: H nói cho chúng mày nghe nhé, cái loại mà đi muộn về sớm chắc chắn chết sớm. Tóm lại chửi là vì đố kỵ, chửi là vì bon chen, làm thì ít mà chửi thì nhiều.

Các thể loại chửi?

Chửi phổ biến nơi nơi. Chửi mà nam nữ lão ấu đều chửi là chửi cho vui mồm. Chửi mà để xả tức, xả giận là chửi chân thành. Loại chửi này thường hay gặp ở các bác ít học, tình tình cục cằn thô lỗ, hay trực tính, yêu đời, ngôn từ hạn hẹp. Loại chửi này không đáng trách, mà nhiều khi lại đáng thương. Chửi mà Tây chửi Ta, Ta chửi Tây là chửi đối ngoại. Loại chửi này nâng cao sỹ diện dân tộc cần được đôn đốc. Chửi mà cha chửi con, Thầy chửi trò để mày thành người thì là chửi đạo nghĩa. Chửi này cần phát huy. Bạn bè lâu ngày không gặp, gặp là chửi “mẹ cái thằng K, lâu nay mày biến đâu đấy?” thì là chửi giao hữu. Mấy bà bán miến, bán bún, bán bánh đúc đắt hàng đông khách, thấy khách là chửi, miệng chửi liên hồi là chửi ẩm thực. Miệng bà văng “thơ vần ồn” mà vẫn chạm tới tâm “hồn” khách ăn. Mấy bà bán cá ngoài chợ chửi nhau là chửi tanh tưởi. Vợ chửi chồng, chồng chửi vợ là phu thê đối chửi. Thấy người ta chửi mình cũng chửi là chửi a dua. Loại chửi này cũng tệ nhưng chưa tệ lắm vì tâm lý đám đông là hiện tượng tâm lý mà khoa học đã chứng mình là khó tránh. Chửi mà vì thấy người khác làm mà mình muốn lắm nhưng không làm được là chửi gato. Loại chửi này cũng tệ nhưng chưa phải tệ nhất vì làm người ai chả có chút đố kỵ, ghen ăn tức ở, có thể mới là con người. Chửi mà vì tại cao phận thấp ý chí uất là chửi thiên thời. Chửi này là kiểu chửi sĩ phu tức khí cần được chia sẻ. Chửi mà vì bị đè nén, oan khiên là chửi chí tình. Loại chửi này cần được cảm thông. Nhưng nếu là chửi người để dìm người xuống và nâng bản thân lên cao hơn người thì loại chửi không chấp nhận được vì đó là chửi hằn học, chửi ích kỷ, chửi ăn thua. Cái loại chửi hằn học, chửi ích kỷ, chửi ăn thua ở làng này giờ đây ngày càng thấy nhiều và có khi còn nhiều hơn nữa. Còn biết bao nhiều kiểu chửi nữa mà Tôi chưa thể thống kê hết được…

Nếu không chửi thì nên làm gì để thay chửi?

Mỗi người đều có một sứ mệnh trên đời. Sứ mệnh ấy là do tiền định. Nói như các cụ thì là Trời trao cho việc gì thì được làm việc đó, chứ việc của thằng khác nó làm mà ông ngồi đấy mà them, mà chửi, hay ông ngồi đó mà cầu cho nó đắm phà, chìm xuồng để ông vào ông làm thay thì ông không bao giờ có được đâu. Ông cứ làm tốt nhất công việc mà ông đang làm đi thay vì ngồi chửi thằng hang xóm, thằng đồng nghiệp, thằng bạn, thằng đối thủ. Nếu ai cũng làm tốt nhất và cống hiến hết mình cho công việc mình đang làm thì năng suất xã hội tăng tiến biết bao. Thầy dạy sinh thì hãy dạy sinh thật tốt đi sao phải ngồi chửi ông dạy sử. Thầy dạy địa thì dạy địa đi sao phải chửi ông dạy lý. Ông dạy sử cậy mình biết nhiều về lịch sử, văn hóa chính trị, đông tây kim cổ thì ngồi chửi chế độ khắp nơi, chửi cơ chế, chửi bộ máy, chửi khắp. Cả buổi ông không dạy con em mình kiến thức mà ông cứ ngồi phán, ngồi chửi. Ông có giỏi thì ông ra làm thay người ta đi, có mà vỡ đầu ông không làm được. Mấy ông thầy cãi thì ngồi chửi luật là sao luật lại củ chuối thế, bọn làm luật ngu, bọn viết luật dốt. Tôi nói thật các bác ra viết luật đi thì mới thấy đủ thứ khó, và rồi mới thốt lên là sao mấy thằng viết tài thế. Người ta viết dở là có ý của người ta cả thôi. Đời khó mà làm trọn vẹn hết lòng người. Thế nên Tôi có thiển ý thế này, chúng ta hãy thôi chửi và dành năng lượng chửi ấy làm gì tốt hơn cho cộng đồng, cho xã hội. Cũng xin nhấn mạnh thêm là năng lực phê phán bao giờ cũng lớn hơn năng lực thực hiện nên làm không được thì chửi. Trước hết là làm tốt cái mình đang làm mang lại giá trị trực tiếp cho người hưởng nó, sau là nghĩ xem có thể làm gì khác hơn, có tầm ảnh hưởng rộng hơn cho bạn bè, con cháu, hàng xóm, thôn, xã rồi rộng hơn là cả huyện được nhờ.

Vài lời thô thiển góp vào văn đàn nhộn nhịp!

Leave a Reply