0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

21 Th5 2018

Học tiếng Anh với con. Tại sao không?

/
Posted By
/
Comments0

Với mong muốn những đứa con của mình hoà nhập với nhịp chuyển của toàn cậu, nhiều phụ huynh mong muốn những đứa trẻ của mình được học tiếng anh ngay từ khi còn bé, càng sớm càng tốt. Để thành công trong việc học tiếng Anh dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì sự ủng hộ, khuyến khích của phụ huynh luôn là yếu tố rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy ngoài việc đến trường học và các trung tập tiếng Anh,  cha mẹ nên cần làm gì để cùng con phát triển tư duy và việc học tiếng Anh tại nhà? Dưới đây là 6 cách mà trung tâm The Ivy League Vietnam đã dựa vào thực tế để chia sẻ cho các bậc phụ huynh.

    1. Vừa là trò, vừa là thầy

Với trường hợp cha mẹ là những người đã thực sự thành thạo tiếng anh thì quả nhiên đây là một điều không thể tuyệt vời hơn. Hãy dạy con mình bằng những gì mình có.

Nhưng với trường hợp, nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự tự tin vào khả năng cũng như kiến thức của mình thì tại sao chúng ta không tham gia một khoá học tiếng anh? Để tạo nên mội môi trường tiếng anh với một thái độ tích cực thì điểm xuất  phát tuyệt vời nhất không ai khác là chính bạn.

Việc này sẽ giúp cha mẹ không chỉ bám sát và hướng dẫn những kiến thức cho con mà còn có thể dành nhiều thời gian bên cạnh con, hiểu con hơn vào tạo ra không khí hoàn toàn thoải mái như học trên các trung tâm tiếng Anh.

Và nhiều lúc, khi giảng giải bài tập cho con, cha mẹ cũng có thể tìm ra các lỗi sai cơ bản mà đến bây giờ mình vẫn mắc phải. Ví dụ như quite khác với quiet. Ngoài ra, phụ huynh cũng biết được khả năng và trình độ của con mình đến đâu, những lỗi sai nào mà con thường mắc phải để có thể giải quyết tận gốc vấn đề.

    2. Tạo tạo lập môi trường học vui vẻ, tràn ngập tiếng cười bằng cách trò chơi thú vị

“Học mà chơi, chơi mà học” là cách giáo dục mà hầu hết các trung tâm tiếng Anh đều áp dụng. Cho nên tại sao phụ huynh hông áp dụng phương pháp này vào việc dạy tiếng Anh cho con ở nhà. Trẻ con học tiếng anh hầu như không cần sự hỗ trợ của người lớn. Mà chúng có thể tiếp thu bằng bản năng thông qua việc tự tư duy qua các trải nghiệm trò chơi và qua nhiều lần mắc lỗi, các con sẽ tự sửa các lỗi đó sao cho đúng. Vì vậy để những đứa con của mình có thể phát triển hơn trong việc học tiếng Anh, thì cha mẹ hãy cùng con tạo lập một môi trường học tràn ngập các trò chơi với ngôn ngữ. Chẳng hạn như một số trò chơi mà được các bạn học sinh The Ivy League Vietnam rất ưa chuộng đó là: hot seat, hangman, stop the bus,… Hay diễn đạt theo cách khác đó chính là hãy cho đứa con của mình học tiếng Anh theo đúng cái cách mà chúng học tiếng mẹ đẻ của nó vậy.

    3. “Ngày xửa ngày xưa…”

Trẻ con thì đứa nào cũng thích đọc truyện, vì nó mang lại một thế giới tưởng tượng đầy lôi cuốn và thu hút tâm hồn trẻ thơ, và rất dễ đọc lại trong tâm trí chúng. Giờ đây rất dễ dàng để chúng ta có thể đi tìm một cuốn truyện ở bất kì ngôn ngữ nào. Thường thì những đứa trẻ khi còn quá nhỏ sẽ không có ý thức được ngôn ngữ gì cha mẹ đọc cho chúng, nhưng chúng vẫn sẽ đòi hỏi cha mẹ mình phải đọc truyện trước khi đi ngủ dù có nghe cũng không hiểu gì. Không hiểu không có nghĩa là sẽ không bao giờ hiểu. Đây sẽ là cơ hội trời cho các bậc phụ huynh để có thể tạo nên một thói quen cũng như thời gian biểu bất cứ lúc nào trước khi đi ngủ con cũng được nghe truyện tiếng Anh. Và đây là lúc các ông bố bà mẹ nên tận dụng triệt để, để từ các câu truyện đó, con trẻ có một cơ hội học tiếng Anh cực kỳ hiệu quả mà không hề nhàm chán.

Thường thì mỗi cuốn truyện đều bao gồm nội dung và hình ảnh, không phải ngẫu nhiên mà chúng được sắp xếp như vậy. Đó là cách để thu hút trẻ nhỏ, giúp chúng phát triển ngôn ngữ của chính mình. Hầu hết nội dung câu chuyện đơn giản, dùng những thành ngữ có vần điệu dễ ghi nhớ vì vậy nó sẽ giúp các con mở rộng vốn từ vựng. Ngoài việc đọc truyện, cha mẹ cũng nên tương tác với con bằng việc hỏi những câu hỏi đơn giản về nhân vật, tình huống

Nhưng nếu phụ huynh nào muốn con tiếp xúc với 100% tiếng anh của người bản xứ thì sự dụng thay thế bằng những bản audio trên mạng.

    4. “Nghe – nói – đọc – viết “

Tại sao tôi lại in đậm chữ NGHE ? vì không còn lý do nào khác, với những bước đầu chập chữnh học tiếng anh thì kỹ năng nghe là kỹ năng phải được rèn luyện càng nhiều càng tốt. Thay vì ngồi ôn luyện, ghi chép như cách học truyền thống ở Việt Nam, thì việc học tiếng anh từ bé nên bắt đầu bằng phương pháp tiếp xúc với â  thanh, vần điệu của ngôn ngữ. Như học tiếng mẹ đẻ cũng vậy thôi, không ai biết viết trước khi nói, mà không ai biết nói trước khi nghe cả. Khi trẻ học tiếng mẹ đẻ thì đây là thời kỳ hình thành trong bộ não về phản xạ và lắng nghe mọi thứ xung quanh, sau đó sẽ mới vẽ ra các thông tin và sử dụng. Chúng sẽ không bắt chước bạn nói những từ đơn giản như “hi”, “hello”,… cho đến khi nó nghe ddược chúng quá nhiều lần từ nhiều người khác nhau.

Trong những khoảng thời gian bận bịu những việ  nhà mà cha mẹ không thể bên cạnh và rèn luyện tiếng anh cho con, thì các bậc phụ huynh nên tận dụng nhữn âm thanh từ radio, kênh TV tiếng anh,…

    5. Đồ, rê, mi, pha, son,…

Hiện nay, hầu như các trường mẫu giáo kể cả công lập hay dân lập đều cho các con nghe những bài hát tiếng anh để làm quen dần với thứ ngôn ngữ này. Những bài hát dành cho các con thường có giai điệu bắt tai thu hút trẻ nhỏ làm chúng dễ bắt chước một cách nhanh chóng. Từ lúc chi biết ư ử theo điệu nhạc, quen quen dần thì thuộc và hát theo đoạn điệp khúc đầu tiên, rồi càng nghe nhiều các con sẽ tiếp thu được nhiều từ hơn. Âm nhạc và vần điệu sẽ giúp các con sử dụng được nhiều câu hoàn chỉnh hơn,…theo cách này thì chúng sẽ cực kỳ hứng thú và tiếp thu rất nhanh thay vì chúng ta cố dạy chúng một cách rõ ràng nhưng không thể hiệu quả.

6. Khéo tay hay làm

Trẻ con thích những thứ lộn xộn, chúng thích cắt dán, sơn, gắn keo và nướng mọi thứ. Vì thế, hãy khuyến khích chúng thực hiện các hoạt động đó bằng tiếng Anh. Các hoạt động này không nhất thiết phải về tiếng Anh nhưng ta nên sử dụng tiếng Anh để hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động đó :” thank you”,” could you give me the scissors, please?”…

Tuy là những câu hỏi đơn giản nhưng khi áp dụng nó vào trong những hoạt động thường nhật như nấu cơm, làm bánh,xếp hình… sẽ giúp con hoạt bát hơn, khéo tay hơn, đặc biệt là giúp con mở rộng vốn từ của mình từ những thứ đơn giản trong gia đình của mình.

    7. Chỉ ngữ pháp thôi? Chưa đủ

Khi con bạn còn nhỏ, việc chú trọng dạy các nguyên tắc ngữ pháp cho trẻ chưa thực sự cần thiết. Thay vì việc cứ chăm chăm vào những kiến thức ngữ pháp như trên trường thì các bậc cha mẹ nên tạo ra những tình huống, hay đơn giản chỉ alf những câu hỏi bình thường hàng ngày để tạo cho con phản xạ nhanh và nhạy bén hơn. Điều này sẽ giúp cho con học tiếng Anh một cách tự nhiên và chính xác hơn kể cả khi trưởng thành. Bên cạnh đó, nó sẽ tránh việc con quá chú trọng ngữ pháp nên mỗi khi nói con lại sợ sai, từ đó nảy sinh ra tính e dè, tự ti.

Leave a Reply