0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

21 Th5 2018

Debate – Nên học hay không?

/
Posted By
/
Comments0

DeBate là gì?

Debate – tranh biện giống như một cuộc ‘’đấu trí” giữa 2 đội chơi, là một sàn đấu không bằng sức lực nhưng tính “cân não” của nó gây căng thắng và hồi hộp chẳng kém gì những trận đấu bóng đá hay bóng rổ. 2 đội tham gia thi đấu sẽ được chuẩn bị luận điểm và luận cứ về một chủ đề cho trước, rồi lần lượt trình bày quan điểm của mình cũng như phản biện ý kiến của đội đối phương. Người nghe cũng như đánh giá và đưa ra kết luận cho cuộc đấu chính là khán giả – người nghe và quan trọng nhất là giám khảo (Judge).

Nói sâu hơn, debate – tranh biện là một quá trình tư duy khởi đầu từ lúc debaters – người tranh biện bắt đầu tiếp nhận chủ đề, từ đó đưa ra ý tưởng, luận điểm, dẫn chứng để tăng tính thuyết phục cho luận điểm và cuối cùng, diễn đạt ý tưởng với mục đích thuyết phục người nghe rằng: tôi đúng, họ sai. Tranh biện, khác với tranh luận. Khi tranh luận, điều quan trọng nhất, là bạn tìm ra điều gì đúng. Với tranh biện, bạn cần tìm ra ai đúng. Nói cách khác, nếu như tôi cố chứng minh rằng, hút thuốc lá có lợi cho sức khỏe, bạn bảo hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Nhưng bạn không chứng minh được tôi sai, bạn không thuyết phục được người khác giỏi bằng tôi, tôi vẫn là người chiến thắng.

DeBate đem lại điều gì?

Có thể đọc đến đây, bạn sẽ nghĩ rằng: “Debate là học để cãi à?” “Học debate xong về nhà cãi bố cãi mẹ cãi ông cãi bà, còn ra cái thể thống gì nữa”… và để chứng minh debate, không phải học chỉ để cãi cọ và phủ nhận hoàn toàn mọi sự trên đời, tôi xin được đưa ra một số những ích lợi tuyệt vời mà debate mang lại, để rồi sau khi đọc, những quan điểm sai lầm về debate sẽ không còn tồn tại.

  1. Khả năng tư duy

Tôi xin được nhấn mạnh một lần nữa, debate không làm con người ta trở nên thích cãi nhau với mọi người và phủ nhận mọi ý kiến hay sự thật hiển hiện trên đời. Debate – tranh biện giúp con người có khả năng tư duy (critical thinking) bằng cách đào sâu, tìm hiểu một sự việc bằng nhiều cách thức và bộ môn này đòi hỏi debaters phải thực sự hiểu và có một vốn kiến thức kha khá về chủ đề được giao trước khi đứng lên sân khấu ngoài kia và thuyết phục Judge rằng: tôi đúng. Bởi bên cạnh việc đưa ra luận điểm của mình, bạn cũng cần phải đề ra những bằng chứng, những nguồn nghiên cứu đáng tin cậy giấy trắng mực đen ủng hộ cho ý kiến của bạn, thì Judge và khán giả mới có thể tin bạn được chứ! Ngoài nêu luận điểm, bạn còn phải phản biện – đào sâu và tìm ra những kẽ hở của đối phương để phủ nhận nó, nghĩa là, không chỉ chuẩn bị cho những gì mình sẽ nói, mà còn phải nghĩ đến những gì đối phương sẽ nói. Đây là yếu tố yêu cầu debaters phải có một cái nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, phải đánh giá và quan sát sự việc từ nhiều góc độ khác nhau để vừa có thể nói lên luận điểm của mình, lại vừa có thể chứng minh rằng: họ sai. Debaters có khả năng phản biện về mọi thứ, nhưng không có nghĩa cái gì họ cũng mang ra để mổ xẻ và tranh cãi thiệt hơn.

  1. Khả năng diễn đạt

Không thể phủ nhận rằng debate giúp con người rèn luyện và nâng cao kĩ năng diễn đạt và thuyết phục người khác cực kì hiệu quả. Dù có hàng trăm ngàn ý tưởng và phản biện trong đầu đã là thành công 50%, nhưng sau đó, thể hiện và truyền đạt chúng bằng câu bằng chữ được hiệu quả mới đạt được đến con số 100%. Bạn có thể là một người nhút nhát, tự ti, không  dám nói lên ý kiến của mình hay không dám góp ý với người khác, và ở ngưỡng khởi đầu của việc debate hay public speaking, bạn cũng rất có thể bị run và rơi vào trạng thái chẳng nói được gì hay quên hết những gì đã chuẩn bị. Nhưng debate tạo cho bạn cơ hội được rèn luyện, được luyện tập và cải thiện với hàng nghìn chủ đề khác nhau không giới hạn. Chỉ sau một vài tháng, chắc chắn sự tự tin, sự diễn đạt lưu loát sẽ dần dần xuất hiện. Từ việc nói trôi chảy và truyền đạt hiệu quả, khả năng thuyết phục người khác của bạn cũng tăng lên đáng kể, bởi rõ ràng lúc này, người nghe hiểu ý bạn nói hơn, thấm nhuần tư tưởng của bạn hơn.

Tranh biện, không chỉ đem lại giá trị nâng tầm cao cho trí óc, mà còn đem lại những giá trị về mặt tinh thần, bộ môn này có thể thay đổi một cậu bé, một cô bé nhút nhát trở nên tự tin vào chính bản thân mình, dám nói lên suy nghĩ của mình và đóng góp ý kiến với người khác. Sự thụ động và im lặng của con người là một thói quen xấu và đương nhiên sẽ chẳng thể tạo được kết nối giữa người với người trong một môi trường làm việc. Chính vì thế, việc chú trọng phát triển và cải thiện bản thân cũng như cung cách làm việc chuyên nghiệp là một điều cần thiết đối với tất cả mọi người, và việc tìm đến một giải pháp hiệu quả như học debate, là một điều cần thiết.

Leave a Reply