0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

25 Th7 2018

VẺ ĐẸP CỦA NGÔN TỪ

/
Posted By
/
Comments0

Chắc chắn rất ít người trong chúng ta băn khoăn: trong bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của tiếng Anh thì chúng ta nên chọn kỹ năng nào để học trước và ưu tiên hơn?

Ngoài thời gian học theo giáo trình ở trường học hay các trung tâm, khi tự mình học tiếng Anh, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn tập trung học kỹ năng nào trước, sao cho quá trình học tiếng Anh củamình thuận lợi và hiệu quả nhất.

Hai kĩ năng Nghe và Đọc đều thuộc về phạm trù tích lũy và xử lý thông tin.

Hãy quan sát một đứa trẻ học nói. Trước khi học nói và biết nói, đứa trẻ phải BIẾT NGHE những người xung quanh nói, hiểu ý nghĩa của các từ ngữ, và cuối cùng mới có thể tự mình nói. Khi học tiếng Anh, chúng ta cũng phải vậy. Chúng ta cần học cách nghe người khác nói trước khi biết cách nói tiếng Anh.

Đọc hiểu tiếng Anh là kỹ năng được rèn luyện khá kỹ trong trường học. Việc đọc hiểu tiếng Anh có thể bắt đầu bằng học từ vựng, đọc các đoạn hội thoại ngắn, làm các bài điền từ vào ô trống,… Khi đã có một vốn từ nhất định, chúng ta có thể đọc tiếng Anh ở mọi nơi: sách, báo chí, truyện ngắn, blog, thậm chí đọc những nhãn hàng trên vỏ thực phẩm, dầu gội đầu,…

Hai kỹ năng này là hai kỹ năng đều có thể tự rèn luyện. Ví dụ cụ thể, khi học sinh học tiếng Anh đạt được đến Band 7+ của IELTS, thì lúc đó bạn hoàn toàn có khả năng tự luyện tập thêm ở nhà để tăng điểm Nghe và Đọc, đến thời điểm này nếu tiếp tục đi học cũng sẽ chỉ là luyện đề và luyện bài tập.

Tuy nhiên với hai kỹ năng Nói và Viết chúng ta lại cần đầu tư thời gian học nhiều hơn và dường như việc học và luyện tập không bao giờ là đủ.

Nói và Viết là nghệ thuật sử dụng câu từ, là khả năng diễn đạt những tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta. Đây là hai một kỹ năng mà với một số người, nó là khả năng thiên bẩm. Rất may rằng, hai kỹ năng này hoàn toàn có thể rèn luyện và tiến bộ được.

Người Nói và Viết hay, đôi khi không phải là người có nhiều ý tưởng nhất, hay biết nhiều từ vựng hoa mỹ nhất, hay thậm chí là viết dài nhất. Ý tưởng đôi khi có thể là ít, nhưng nếu diễn đạt chuẩn xác, không thừa không thiếu, gãy gọn và súc tích sẽ có giá trị và có ảnh hưởng hơn nhiều so với những bài diễn thuyết dông dài mà không có hệ thống.

Nhiều người thường phàn nàn rằng, tôi không nghĩ ra được điều gì để nói hay để viết. Trên thực tế, chúng ta có gần 8 tỉ người trên thế giới, là 8 tỉ cá thể với những cảm xúc và nhận định khác nhau. Điều mỗi chúng ta cần là đưa ra sự chấp nhận chính bản thân và tập đưa ra những chính kiến và nhìn nhận của cá nhân chúng ta với những vấn đề mà chúng ta quan tâm.

Trong một xã hội mà công nghệ và những tiện ích hàng ngày trở nên phổ biến, khi mà con người dễ dàng đạt được những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống, việc trở nên lãnh cảm xảy ra nhiều hơn, và chúng ta bỗng nhiên lại thấy khó khăn hơn trong việc tìm ra được những chính kiến hay những cảm xúc của bản thân. Điều này ảnh hưởng đến từng khía cạnh nhỏ của đời sống và như đối với việc học tiếng Anh, khi chính chúng ta không thể hiểu rõ tư tưởng và cảm xúc của bản thân chúng ta không thể có một bài nói hay bài luận thật chất lượng, thật thuyết phục.

Khi trình độ tiếng Anh của bạn đã đạt đến Band 7+ IELTS, khi đó bạn không chỉ đơn giản là học ngôn ngữ nữa, mà là học cách làm văn bằng một ngôn ngữ khác. Nếu như bạn không phải là người có khả năng ăn nói hay bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, liệu bạn có thể có khả năng đó bằng một ngôn ngữ thứ hai?

Hãy bắt đầu từ việc trau dồi kiến thức và trải nghiệm cuộc sống, để ta có thể tự kết nối với chính bản thân mình, để ta có thể đưa ra được những chính kiến, những cảm xúc về một vấn đề nào đó, và khi đó ta có thể diễn đạt nó. Cùng với sự tiến bộ về mặt từ vựng cũng như ngôn ngữ, ta sẽ trau chuốt ngôn từ của mình để có được những cách diễn đạt hay hơn, sử dụng những từ ngữ chuẩn xác hơn, lột tả được thông điệp ta muốn truyền đạt trong từng câu văn ta viết, từng câu chuyện ta kể. Nếu tâm hồn ta rộng mở và phong phú, ngôn từ của ta cũng sẽ rộn ràng và đầy chất cuốn.

Leave a Reply