0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

26 Th7 2018

TUYỆT TÁC TỪ NGÒI BÚT

/
Posted By
/
Comments0

Khi bạn đặt bút xuống viết là khi bạn đang bắt đầu tạo nên một tác phẩm. Để tạo nên được một tác phẩm hoàn thiện là cả một công trình đi từ ý tưởng, kế hoạch triển khai, vun đắp, khai phá và một kết thúc hoàn hảo.

Tuy nhiên không công trình nào là vấp phải những trắc trở và viết lách cũng vậy. Trong quá trình phát triển khả năng viết và diễn đạt ý tưởng, cảmxúc luôn tồn tại hai xu hướng chính trong lỗi thành văn.

1.Viết quá dông dài

Nhiều người cho rằng cứ viết dài là hay, là triển khai được đa dạng ý tưởng. Nhưng chỉ cần không cẩn thận sẽ lập tức sa vào lan man, các ý trở nên không mạch lạc, mất đi sự nhất quán.
Việc viết quá dài sẽ khiến cho bài viết có quá nhiều chi tiết, quá cẩn thận, quá chi li và khiến người đọc dễ “oải”. Thay vì hiểu sâu hơn bài viết như dụng ý của người đặt bút thì người đọc lại rơi vào trạng thái quá tải thông tin và không đọng lại được gì ngoài sự mệt mỏi.

2.Viết quá ngắn gọn

Trái lại việc rút gọn bài viết của mình một cách quá tối thiểu cũng là lỗi mà nhiều người đang mắc phải. Người viết cho rằng càng ngắn gọn thì người đọc càng dễ nắm bắt thông tin và nhớ lâu. Tuy nhiên trên thực tế viết quá ngắn gọn nhưng thiếu ý dẫn đến việc không thể triển khai hay phát triển bài viết.

Với trường hợp này, bài viết sẽ thiếu hụt đi các luận điểm quan trọng, thậm chí lạc mất trọng tâm. Nếu như ở trên người đọc bị quá tải thông tin thì với cách viết này người đọc lại không có đủ thông tin so với nhu cầu của mình.
Điều này đánh trực tiếp vào chất lượng bài viết cũng như ấn tượng đối với người đọc, điều hiển nhiên là họ sẽ mất đi hứng thú với việc đọc những bài viết tiếp theo của bạn.

CÓ CÁCH KHẮC PHỤC HAY KHÔNG?

Câu trả lời là CÓ!
Với sự phát triển về tư duy, từ vựng, đặc biệt là sự phong phú kiến thức xã hội, khả năng diễn đạt của học sinh dần được cải thiện theo độ tuổi cũng như kinh nghiệm sống.

Một bài viết hay có lẽ là sự kết hợp hài hòa của hai cách viết trên. Tuy nhiên với thực trạng môn Ngữ văn Việt Nam, ta lại thấy rất nhiều những bài cảm thụ văn học, phân tích luận văn được viết tràng giang đại hải mà không có hồn, không có cảm xúc. Nực cười thay, những bài văn đó lại được điểm cao.

Tôi tự hỏi, trong hàng ngàn học sinh nộp bài, mỗi bài dài chục trang, người chấm có thực sự đọc hết những câu từ trong đó?
Ngôn ngữ được sinh ra để chúng ra diễn tả vạn vật quanh ta và những cảm xúc suy nghĩ của chính chúng ta. Từ vựng theo đà đó cũng được phát triển nhằm đưa ra những ý nghĩa chuẩn xác nhất. Nếu viết được 1 câu mà diễn đạt đúng, đủ thông điệp muốn truyền đạt thì tại sao lại cần 3?

Điều này thậm chí còn chính xác hơn trong việc viết bằng tiếng Anh. Lấy một ví dụ, từ Pulchritudinous là một tính từ được sử dụng để diễn tả một vẻ đẹp đến nức lòng! Sử dụng một từ như vậy thay cho từ “beautiful” thông dụng người ta đã cắt bỏ được cái phiền phức của việc giải thích “how beautiful” – đẹp đến mức nào?

Để viết hay, ngoài cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ mà ta phải tuân theo, còn phụ thuộc phần lớn vào việc biến đổi ngữ cảnh, tạo ra một môi trường lý tưởng toát lên được hết ý nghĩa của từ ngữ, sao cho mỗi từ viết ra là hàm chứa cả một giá trị đằng sau. Sao cho người đọc phải thốt lên “MỘT CÂU TỪ THẬT ĐẮT GIÁ!”

Một tác phẩm hay là một tác phẩm được chau chuốt tỉ mẩn, được nghiền ngẫm từng câu từng chữ, lột tả được hết cảm xúc và bao hàm những thông điệp ý nghĩa gây ấn tượng đến mức khiến người đọc phải trầm trồ mà khắc cốt ghi tâm!

ĐÓ LÀ CÁCH MỘT TÁC PHẨM TUYỆT MỸ RA ĐỜI!

 

Leave a Reply