0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

26 Th2 2018

TÂY DU KÝ SỰ – DU HỌC CÓ PHẢI CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ THÀNH CÔNG?

/
Posted By
/
Comments0

4000 ngàn năm ta vẫn là ta.
Từ trong hang đá chui ra.
Vươn vai một cái rồi ta chui vào….

Mấy hôm nay lắng nghe tâm sự của nhiều Phụ Huynh đến hỏi tôi là có nên du học bằng mọi giá hay không và nếu đi thì cơ hội ở lại các nước thế nào, đặc biệt là Mỹ? tâm sự của các Mẹ làm tôi trăn trở và lục tìm lại bài đã viết từ lâu ngõ hầu chia sẻ với các Mẹ một vài thiển ý…

Nhớ mãi lời cha ông nói cách đây hàng thế kỷ “Khai Dân Trí-Chấn Dân Khí-Hậu Dân Sinh”…

Nam du ký..

Đã hơn một thế kỷ kể từ Phong Trào Duy Tân do Cụ Phan Châu Trinh phát động khoảng năm 1905-1906 nhằm khai-chấn dân trí-dân khí-dân sinh cho người dân nước Việt Nam ta. Với tầm vóc tư duy của một chí sỹ yêu nước, Cụ Phan Châu Trinh đã cùng với các cụ Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (đều là bạn học của nhau) làm một cuộc NAM DU nhằm đi khắp đất nước tìm hiểu dân sinh, phong trào yêu nước và tìm bạn hữu đồng chí hướng. Cụ chủ chương học hỏi văn minh phương tây, xóa ấu trĩ-lạc hậu và phát triển kinh tế và giáo dục nhằm huy nội lực của dân tộc ta lúc bấy giờ. Phong trào Duy Tân là một sự khích lệ rất lớn đối với người dân xứ An Nam muốn tự mình giải phóng cho chính mình khởi ách nô lệ của người Pháp bằng cách tự thay đổi chính bản thân của từng con người và một dân tộc.

Đông du ký..

Cùng thời và là tiền bối của Cụ Phan Châu Trinh, Cụ Phan Bội Châu là người được sỹ phu yêu nước mãi nể trọng về tầm nhìn và tấm lòng yêu nước của Cụ. Cụ phát động phong trào ĐÔNG DU và cùng với các chí sỹ trong Hội Duy Tân như Ngoại hầu Cường Để, các Cụ Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân và Nguyễn Hàm chủ chương đưa thanh niên Việt Nam du học Nhật Bản, vào học tại Đồng Văn Thư Viện ở Tokyo. Phong trào ĐÔNG DU đã nhận được sự ủng hộ rộng khắp trong và ngoài nước Việt Nam ta thời bấy giờ. Cụ Phan Bội Châu đã để lại một tấm lòng yêu nước cao đẹp cho muôn đời sau…

Thanh niên-sinh viên ngày nay thì sao?

Một phong trào TÂY DU tuy không có một phong trào nữa mang hẳn tên TÂY DU bắt chước các phong trào NAM DU và ĐÔNG DU của cha ông, không cần ai phát động, không cần ai chủ xướng, nhưng đã trở thành một niềm khao khát, một xu hướng tự phát và tất yêu của định hướng phát triển giao dục cho cá nhân mỗi thanh niên-sinh viên Việt Nam. Đất nước đã hội nhập sâu, cảnh cửa ra thế giới rộng mở, cơ hội bước qua cảnh cửa ấy không khép lại với bất kỳ ai, chỉ cần có quyết tâm và đam mê, ai cũng có thể thực hiện được giấc mơ TÂY DU.

 

Nhưng, có khi nào mỗi người chúng ta tự vấn bản thân rằng TÂY DU CÓ PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT ĐỂ THÀNH CÔNG?

Có lẽ câu hỏi này khó trả lời vì chưa ai đủ trải nghiệm toàn diện nhất để trả lời. Bằng chứng thực tế về giá trị và uy tín mà du học mang lại cho thanh niên-sinh viên Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã được thừa nhận và chứng mình với những thành tựu trồng người rạng rỡ mà những cá nhân kiệt xuất đã được tôn vinh. Chúng ta đã có Giáo Sư Ngô Bảo Châu với giải Fields Medal danh giá bậc nhất về toán học. Chúng ta tự hào có Giáo Sư Vật Lý Đàm Thanh Sơn hiện là Giáo Sự Đại Học (University Professor), một hàm vị danh giá mà nghe nói tương đương với hàm vị của các bậc tiền bối như Newton và Stephen Hawking. Cả ông Châu và ông Sơn đều đang nghiên cứu và giảng dậy tại Đại Học Chicago danh giá. Rồi còn nhiều các nghiên cứu sinh, tiến sỹ và giáo sư Việt khác đang giảng dậy tại các trường đại học Hoa Kỳ, Anh Quốc và nhiều nước khác. Rồi chúng ta chứng kiến sự đóng góp của một thế hệ du học sinh các nước Đông Âu như Nga, Đức, Tiệp, Hungary….đa và đang đóng góp tích cực cho đất nước. Nhiều người là những ông chủ ngân hàng, rồi tỷ phú bất động sản. Nhiều nhà giáo, nhà chính trị và kỹ trị thế thuộc thế hệ DU ĐÔNG ÂU. Rồi còn phải kể đến một lực lượng du học sinh Việt Nam đông đảo khắp thế giới, mà chỉ tính riêng Hoa Kỳ là vào khoảng hơn 16,000 người (số liệu từ năm 2013), xếp thứ 8 trong số các quốc gia có sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Thật là một con số ấn tượng! Mỗi năm tổng chi tiêu của sinh viên toàn thế giới du học Hoa Kỳ vào khoảng 26 tỷ đô là. Cũng là một con số rất ấn tượng về lực hút ghê gớm của nền giáo dục Hoa Kỳ.

Vậy ai cũng đi du học hết sao?

Còn những ai không đi du học thì ở trong nước học tập và làm việc(mà tôi xin mạn phép được gọi theo Cụ Phan Châu Trinh là NAM DU, ý là du học trong nước Nam ta) không được coi là có năng lực và xem trọng, và cơ hội thành công kém hơn những người đang và đã du học về hay sao? Những câu hỏi này cũng thật khó vì chưa có nghiên cứu cụ thể nào so sánh đóng góp của hai lực lượng TÂY DU và NAM DU, mà theo cảm nhận chủ quan của cá nhân tôi thì lực lượng lao động trọng yếu đóng góp sức lao động và trí tuệ cho đất nước vẫn là lực lượng NAM DU vì họ trực diện hàng ngày lao vào công việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ quan chính quyền…Có nhiều người cũng là những cá nhân kiệt xuất, tiêu biểu. Họ chưa một lần bước chân tới trời TÂY nhưng vẫn miệt mài đèn sách, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ thực tiễn làm việc, tiếp xúc với các chuyên gia TÂY xịn ở tổ chức của họ. Có nhiều người tôi biết là những Luật sư lừng danh, tư vấn các thương vụ mua bán, sáp nhập đình đám trong ngành ngân hàng. Có nhiều người tôi biết là ông chủ của những chuỗi nhà máy, trang trại mang lại hàng triệu công ăn-việc làm cho người dân. Đóng góp của họ quả là không nhỏ dù họ chưa một lần TÂY DU đúng nghĩa.

Du học về chắc gì đã hơn bọn ở nhà?

Có người nói TÂY DU về thì trình độ nghiệp vụ cao hơn và tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn. Lại một phán đoán chưa có số liệu thực chứng. Theo nhận định chủ quan của tôi từ quan sát và cọ sát thực tiễn, tôi cho rằng điều này là chưa hẳn. Các em du học về có thể trình độ ngoại ngữ tốt hơn, tự tin hơn nhưng độ dạy dạn về kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ thì có thể còn phải học hỏi nhiều các anh chị chưa một lần TÂY DU. Mà này, lực lượng NAM DU bây giờ trình độ ngoại ngữ có thể cũng chả kém hội TÂY DU là bao, có khi còn hơn. Tôi có biết nhiều người đi học về nói tiếng Anh vẫn ngọng và viết tiếng Anh vẫn “nhà quê” lắm. Các bạn TÂY DU hãy nhìn nhận thực tế và chia sẻ quan điểm này với tôi nhé. Bây giờ ở Việt Nam, người ta dậy và học tiếng Anh cũng tốt lắm rồi. Nhiều em du học sinh còn chạy về Việt Nam để luyện SAT vì đi du học bên nước nói tiếng Anh nhưng thi SAT lại điểm thấp hơn các bạn trong nước vì không được luyện…
Nói như thế thì không TÂY DU nữa mà cứ ngồi nhà học hành ọp ẹp rồi đi làm thôi sao? nếu thanh niên-sinh viên ai cũng mang tâm lý an phận thì có lẽ “hỏng”. Tôi vẫn muốn nhìn thấy một khí thế TÂY DU hừng hực được thổi vào NAM DU để học trong nước mà vẫn tốt như học nước ngoài, vừa sát thực tiễn Việt Nam lại vừa không kém bên ngoài là bao.

 

Mơ về nơi không xa lắm…

Trong đời sinh viên có ai mà không muốn được đến những trường đại học danh giá. Có ai mà không nuôi ước mơ sang Mỹ-Anh…Nhưng chọn thời điểm du học và chọn lĩnh vực du học khi đã có kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong một lĩnh vực ở Việt Nam có lẽ cung là một lựa chọn hợp lý mà nhiều bạn sinh viện hãy cân nhắc. Với điều kiện du học kiểu “nhà giầu” bỏ tiền đóng học phí hàng 100,000 đô la mỗi năm thì là điều không tưởng với 99% sinh viên Việt Nam. Xin học bổng là con đường duy nhất….học bổng thì có hạn và đòi hỏi các điều kiện cần và đủ ngặt nghèo…vậy làm sao đây…tôi hiểu tâm tư của các bạn sau những ngày vừa qua nghe nhiều bạn chia sẻ. Sẽ có cách để đạt được ước mơ. Còn nhiều gia đình có điều kiện, sẵn sàng bỏ cả [triệu] đô để đưa con đi du học bằng mọi giá mà không cần nghĩ xem rằng điều đó có đáng hay không? Năng lực của con người là nằm ở con người, mà trong võ học gọi là “căn cốt” chứ không phải cứ ném vào Chùa Thiếu Lâm là thành võ sư cả đâu. Nếu học trong nước mà chăm chỉ, ra trường đi làm, tích lũy kinh nghiệm vẫn thành đạt, thành công lớn…chứ ném cả đống tiền để mấy ông kễnh đi du học (chủ yếu đi du hý), rồi về đi làm công ba cọc một đồng thì đi làm gì. Hôm nọ có Mẹ ngồi tâm sự với tôi rằng nếu phải bỏ ra 300,000 đô là để đưa con đi du học bằng mọi giá, chị sẽ dùng số tiền đó đầu tư cho con tại Việt Nam còn tốt gấp nhiều lần…tôi nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy chí lí lắm.

Vài lời hư cấu…

Rồi không xa nữa nền giáo dục chúng ta sẽ không thua kém các nước trong khu vưc và thế giới (có mùi hư cấu). Có nhiều người nói đến được ngày đấy thì nền giáo dục của chúng ta còn phải đi một chặng đường dài. Đồng ý là như vậy, nhưng hình như chúng ta đang khởi hành rồi…còn mất bao lâu đến đích thì chưa ai trả lời được…

Tôi và các bạn cũng mới khởi hành…và tất cả mọi con đường đều dẫn đến thành ROME…

Facebook Comments

Leave a Reply