0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

10 Th3 2018

Phong cách tranh biện Lincoln-Douglas

Mấy tuần nay Tôi bận du học quá không còn thời gian cho văn chương. Nay nhân ngày có chút rảnh rỗi, viết bài gửi các bạn đọc cuối tuần…
_____________________________________
Dưới đây là bài trích từ các cuộc tranh biện của Tổng Thống Abraham Lincoln và ngài Thương Nghị Sĩ Stephen Douglas trong cuộc đua giành ghế Thượng Nghị Viện của tiểu bang Ilinois vào năm 1858. Trong cuộc đua này, ngài Lincoln đã thua vì lực lượng bảo thủ muốn giữ chế độ nô lệ còn quá mạnh ở các bang miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng chính sự thất bại này đã khiến người dân Mỹ biết tới một Lincoln quật cường, quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ tại đất nước cơ hoa. Ngay sau khi cuộc đua kết thúc, Lincoln đã xuất bản toàn bộ các bài diễn thuyết và tranh biện với ngài Douglas và người dân Mỹ đã thấu hiểu triết lý lãnh đạo của ông và đã bỏ phiếu để ông trở thành vị Tổng Thống đời thứ 16 lịch sử của nước Mỹ.

Tôi xin gửi tới toàn thể các bạn lời dịch nguyên tác đoạn trích này.

Phân tranh biện của ngài Douglas

Ngài Lincoln so sánh ví von mối kết gắn của Hiến Pháp Liên Bang, đó là gắn các Bang tự do và Bang chiếm hữu nô lệ với nhau, với một ngôi nhà đang tự chia rẽ chính mình, và cho rằng làm như thế là đi ngược với Luật của Đức Chúa Trời, và không thể đứng vững được. Từ khi nào mà ông ấy lại biết rằng, và với tư cách nào mà ông ấy lại tuyên bố rằng Chính thể này đang làm ngược lại với Luật của Đức Chúa và không thể trụ vững được? Bản thân chính thể này đã chia rẽ thành các Bang tự do và Bang chiếm hữu nô lệ từ chính tổ cơ cấu tổ chức của nó cho tới ngày hôm nay. Trong giai đoạn đó, chúng ta đã tằng từ bốn triệu người tới 30 triệu người; chúng ta đã mở rộng lãnh thổ từ Bang Mississipi tới Biển Thái Bình Dương; chúng ta đã kết nạp được Florida và Texas, và các vùng lãnh thổ khác đủ để tăng gấp đôi diện tích địa lý của chúng ta; chúng ta đã gia tăng về dân số, về của cải, và về quyền lực vượt qua bất kỳ ví dụ nào trên trái đất này; chúng ta đã vươn lên từ một thế lực yêu ớt để trở thành nỗi khiếp sợ và niềm kính ngưỡng của thế giới văn minh; và all cả những điều này có được là nhờ bản Hiến Pháp mà ngài Lincoln, về bản chất, gọi là sự vi phạm Luật của Đức Chúa; và những điều này có được là nhờ một Liên Bang chia rẽ thành các Bang tự do và các Bang chiếm hữu nô lệ, Liên Bang mà ngài Lincoln nghĩa rằng, chính bởi vì sự chia rẽ, sẽ không thể đứng vững. Chắc hẳn ngài Lincoln là một con người thông thái hơn những người kiến tạo ra Chính thể này chăng…

Nào bây giờ Tôi sẽ trở lại câu hỏi tại sao Liên Bang này không thể tồn tại mãi mãi, phân chia thành Bang tự do và Bang chiếm hữu nô lệ, như ông cha chúng ta đã kiến tạo? Liên Bang này có thể vẫn tồn tại nếu mỗi Bang sẽ thực hiện những nguyên tắc nền tảng cho sự ra đợi của các thể chế của mình: đó là quyền của mỗi Bang được làm điều mà mình muốn mà không can thiệp vào công việc nội bộ của những người hàng xóm là được. Hãy cứ hành động theo nguyên tắc vĩ đại đó, và Liên Bang này sẽ không chỉ trường tồn, mà nó sẽ còn mở rộng cho tới khi nó bao trùm hết toàn bộ châu lục này, và biến Liên Bang này trở thành một Nền Đại Cộng Hòa bốn bề là biển cả. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta hãy còn là một quốc gia non trẻ, phát triển một cách nhanh chóng đến vô đối trong lịch sử thế giới, rằng sự lớn mạnh của quốc gia ấy là vĩ đại, và rằng luồng di cư tới đất nước chúng ta từ khắp thế giới đang gia tăng, đòi hỏi chúng ta phải mở rộng mà thông tính lãnh thổ mới qua từng thời kỳ, nhằm mở mang bờ cõi đất đai cho người dân sinh sống. Nếu chúng ta sống theo đúng nguyên tắc Quyền Tiểu Bang và Chủ Quyền Tiểu Bang, nghĩa là mỗi bang tự điều hành công việc nội bộ của mình, thì chúng ta có thể trường tồn và mở rộng mãi mãi, tiến nhanh và tiến xa như chúng ta muốn…

Phản biện của ngài Lincoln

Khi phàn nàn về điều mà tôi nói trong bài phát biểu tại Springfield, trong đó ông ấy (ngài Douglas) nói rằng Tôi đã chấp nhận sự đề cử cho ghế Thượng Nghị Sĩ… ông ấy lại một lần nữa trích đúng phần mà Tôi đã nói rằng ” một ngôi nhà đang tự chia rẽ thì không thể đứng vững.” Để Tôi nói một lời về vấn đề đó. Ông ấy đang cố gắng thuyết phục chúng ta rằng phải có sự đa dạng trong các thể chế khác nhau của các Tiểu Bang trong Liên Bang này; rằng sự đa dạng đó cần thiết phải xuất phát từ sự đa dạng về đất đai, khí hậu, về diện mạo của đất nước, và sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên của các Tiểu Bang. Tôi đồng ý với các luận điểm đó. Liệu chính những vấn đề đó đã bao giờ tạo khó dễ giữa chúng ta chưa nhỉ? Không có. Liệu chúng ta đã từng tranh cãi về thực tế rằng Florida có luật điều chỉnh ngành thương mại sản xuất đường? Hay bởi vì chúng ta có một giai cấp khác có mối liên hệ với ngành sản xuất bột mì trong Tiểu Bang này? Liệu những điều đó có tạo ra sự khác biệt nào không nhỉ? Không có. Đó chính là bê tông cốt thép của Liên Bang này. Những vấn đề đó không làm cho ngôi nhà này trở thành một “ngôi nhà đang tự chia rẽ chính mình.” Chúng chính là những trụ cột đỡ căn nhà này và duy trì Liên Bang này.

Nhưng liệu điều đó có đúng như vậy với yếu tố nô lệ hay không? Không phải là chúng ta luôn luôn tranh cãi về điều đó hay sao? Gieo nhân nào thì gặp quả ấy! Điều đó đáng để chúng ta quan sát rằng chúng ta đang có một sự thỏa hiệp đối chiếu về vấn đề nô lệ, và rằng không có lý do gì để cảnh tỉnh cho tới khi vấn đề này được xới lên bởi một nỗ lực nhằm mở rộng chế độ chiếm hữu nô lệ sang lãnh thổ mới. Bất kỳ khi nào chế độ nô lệ được giới hạn trong lãnh thổ hiện tại, thì chúng ta không có gì để tranh cãi. Mọi phiền toái và kinh động đã nảy sinh từ chính những nỗ lực mở rộng chế độ chiếm hữu nô lệ sang các vùng lãnh thổ khác mà thôi. Việc này xảy ra vào ngày thông qua Thỏa Hiệp Missouri. Rồi lại xảy ra nữa vào ngày kết nạp Texas; rồi lại xảy ra với lãnh thổ được thôn tính bằng Cuộc Chiến Mexico; và giờ đây lại đang diễn ra như thế. Bất cứ khi nào có nỗ lực mở rộng chế độ chiếm hữu nô lệ thì đều sẽ có sự tức giận và kháng cự… Ông nghĩ rằng bản chất con người có thể thay đổi, rằng những nguyên nhân tương tự mà đã gây nên sự tức giận ấy một lần sẽ không có hiệu ứng tương tự như vậy nữa sao?

Tạm lược dịch từ nền tiếng Anh từ thế kỷ 18 nên có đôi chỗ không thuận như tiếng Anh hiện đại. Tôi không tinh chỉnh mà để nguyên tác cho các em đọc.

Trân trọng,

Giang Nguyễn

Leave a Reply