LÀM THẾ NÀO ĐỂ XUẤT SẮC VƯỢT QUA NHỮNG BUỔI PHỎNG VẤN ĐẶC BIỆT
Xin học bổng du học Mỹ
Xin visa đi du học
Xin việc
Đều phải trải qua một buổi phỏng vấn mà chắc chắn sẽ quyết định rất lớn đến việc bạn có thành công hay không?
Liệu bạn đã có đủ những kĩ năng hay đã biết nên tìm hiểu những kiến thức gì để giúp mình “sống sót” qua những buổi phỏng vấn khốc liệt này?
The Ivy- League Vietnam xin chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mong rằng bạn có thể áp dụng và biến nó thành chìa khóa đưa bạn đến với mục tiêu của mình!
-
Phỏng vấn xin học bổng du học
How have you been a leader or displayed leadership?
Khi được hỏi về tố chất lãnh đạo, câu trả lời hãy luôn luôn là “Có”. Nhưng thay vì liệt kê ra một loạt những “vị trí” hay “chức vụ” mà bạn đã trải qua trong quá khứ, hãy tập trung kể về vào một vị trí, hoặc một hoạt động cụ thể mà thể hiện rõ nhất được tố chất lãnh đạo trong con người bạn. kèm với đó là kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được tại vị trí đó.
Ví dụ câu trả lời sau sẽ gây được ấn tượng rất mạnh cho Ban tuyển sinh: “Tháng trước tôi đã từng làm trưởng một nhóm 30 bạn học sinh cấp 3 ở trường tôi trong một chiến dịch phát quà miễn phí cho trẻ em nghèo vùng cao, trong vòng 1 tuần chúng tôi đã tới được 200 hộ gia đình và phát được quà cho gần 500 em nhỏ”.
What is your greatest strength and weakness?
Gần như chắc chắn bạn sẽ gặp câu hỏi này trong buổi Phỏng vấn. Về điểm mạnh nhất, đừng trả lời lan man, hay chỉ tập trung vào 1 đến 2 điểm mà bạn cảm thấy tự tin nhất để trả lời, sau đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Đừng chỉ nói “điểm mạnh của tôi là tôi có tố chất lãnh đạo”, hãy đưa ra nhiều dẫn chứng để thuyết phục Ban tuyển sinh.
Khi được hỏi về điểm yếu nhất, hãy trung thực và trả lời về một điểm yếu của bạn, hãy trả lời thêm rằng bạn đang có một kế hoạch cụ thể để từng bước vượt qua nó và hãy nói rõ về kế hoạch đó của bạn, đây sẽ là mấu chốt rất quan trọng khiến cho câu trả lời của bạn gây ấn tượng rất mạnh với Ban tuyển sinh.
Who is a role model for you?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng mà nhiều bạn không biết cách trả lời. Hãy nhớ rằng, người mà bạn chọn để làm hình mẫu sẽ nói lên được rất nhiều điều về con người bạn. Đừng chỉ trả lời chung chung rằng bạn rất thần tượng Tiger Woods, nếu chỉ như vậy thì Ban tuyển sinh sẽ không biết bạn thần tượng anh ta vì anh ta chơi golf giỏi, vì anh ta đã từng tốt nghiệp Đại học Standford, hay vì lý do nào khác. Cho dù bạn chọn ai là thần tượng, hãy tìm hiểu thật kỹ về người đó, cố gắng đưa ra 1 câu trả lời đầy đủ nhất tại sao bạn lại thần tượng người đó, tính cách / phẩm chất gì của người đó khiến bạn cảm thấy thực sự ấn tượng và muốn noi theo.
What is your favorite book?
Hãy trả lời về một cuốn sách mà đã ít nhiều thay đổi suy nghĩ của bạn sau khi đọc nó. Hoặc là cuốn sách đã khiến bạn thay đổi cái nhìn về một vấn đề nào đó. Không quan trọng đó phải là một cuốn tiểu thuyết cổ điển hoành tráng, hay chỉ là một cuốn sách nhỏ, thậm chí 1 tuyển tập truyện ngắn… Điều quan trọng là nó mang lại ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Why did you choose this college?
Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân và chứng minh cho Ban tuyển sinh thấy bạn là ứng viên xứng đáng nhất để dành Học bổng. Đừng trả lời lan man bằng việc nêu lên những điểm mạnh của trường, Ban tuyển sinh họ đã biết tất cả những điều này. Thay vào đó, hãy tập trung vào một số điểm nổi bật của trường mà bạn cảm thấy thích thú nhất, như cộng đồng sinh viên quốc tế, môi trường học tập hay là một chuyên ngành cụ thể nào đó mà bạn thấy rất hứng thú. Thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu rất kỹ về trường, nói về bản thân bạn nhiều hơn, tập trung nói về những tham vọng và mục tiêu học tập của bạn, và nhấn mạnh rằng đây sẽ là môi trường lý tưởng để bạn hiện thực hóa những mục tiêu đó.
What is your favorite subject in school and why?
Nhiều bạn nghĩ rằng đây là một câu hỏi dễ, chỉ cần nêu ra các môn bạn thích học là xong, tuy nhiên những câu trả lời như vậy thường không gây được ấn tượng gì. Đừng chỉ trả lời rằng “Tiếng Anh là môn tôi thích học nhất”, hãy nói rõ lý do tại sao bạn thích học môn này. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để bạn “khoe” về thành tích của bạn, thành tích trong một cuộc hùng biện bằng Tiếng Anh, hay giải nhất ở một cuộc thi giải toán nhanh bằng Tiếng Anh sẽ là một điểm cộng rất lớn cho câu trả lời của bạn đấy.
What’s a meaningful academic class, project or other experience?
Câu hỏi này không khó, tuy nhiên mấu chốt khiến cho câu trả lời của bạn gây ấn tượng hơn, đó là hãy chọn một Dự án / Sự kiện có liên quan ít nhiều đến ngành học mà bạn đang nhắm tới. Ví dụ bạn đang xin Học bổng ngành IT, hãy nói về một Cuộc thi viết phần mềm mà bạn tham dự và đạt giải cao.
Why do you want to enter this career?
Khi đưa ra câu hỏi này, Ban tuyển sinh muốn tìm hiểu về lý do, động lực khiến cho bạn quyết định theo đuổi ngành học mà bạn chọn. Hãy thể hiện rằng bạn thực sự cảm thấy hứng thú với nó và đây là quyết định hoàn toàn từ bản thân bạn. Động lực có thể chỉ đơn giản đến từ một cuốn sách, bài phát biểu của một nhân vật nổi tiếng, hoặc từ một chương trình trên TV, điều mấu chốt là hãy khiến cho Ban tuyển sinh cảm thấy bạn thực sự muốn học và muốn theo đuổi, chứ không phải là do “bạn bè của em bảo thế”.
With what activities are you most involved?
Chọn ra 3 đến 4 hoạt động có ý nghĩa mà bạn tham gia vào nhiều nhất. Có thể là những câu lạc bộ sinh viên, những hoạt động ngoại khóa ngoài giờ, giúp đỡ trẻ em, câu lạc bộ khởi nghiệp v..v… Chọn ra vài hoạt động mà bạn có đóng góp nhiều nhất, và tốt nhất là có liên quan tới ngành học mà bạn đang muốn xin Học bổng.
Is there anything else you want to add?
Đây là câu hỏi cuối cùng trong buổi phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy một số câu trả lời trước của bạn chưa được hoàn hảo, đây sẽ là lúc thích hợp nhất để “sửa sai”. Đừng ngần ngại và tận dụng cơ hội này để thêm vào một số ý mà bạn cảm thấy chưa hài lòng. Hãy nhớ rằng, ấn tượng cuối cùng bao giờ cũng là ấn tượng mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã hài lòng với những câu trả lời trước của bạn, hãy bỏ qua câu hỏi này và nói “tôi không muốn nói thêm gì nữa”.
Trên đây là 10 câu hỏi thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn Học bổng. Dành thời gian để luyện tập trước những câu hỏi này sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn rất nhiều khi bước vào buổi Phỏng vấn. Sau buổi Phỏng vấn, hãy gửi email cám ơn tới Cán bộ tuyển sinh đã dành thời gian cho mình. Đôi khi, chỉ vì 1 bức email ngắn như thế này cũng sẽ quyết định ai được Học bổng và ai không được.
-
Phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Why do you wish to pursue the program that you have applied to?/ Why do you want to attend this school?
Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn có thể vào trang web của trường mà bạn chọn, đọc những thông tin về trường, đặc biệt những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những hiểu biết của bạn về trường. (có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)
Bạn có thể trả lời như gợi ý sau đây: “Tôi được biết về trường này khi đang tìm thông tin trên mạng và đã truy cập vào trang web chính thức của trường để tìm hiểu thông tin. Tôi thật sự ấn tượng bởi thông tin về các khoa chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nó gần như giống với những gì tôi mong muốn được học. Hơn nữa, đây là ngôi trường có uy tín và được xếp hạng/đánh giá cao trong lĩnh vực mà tôi lựa chọn”.
Why do you choose to study in our country?
Với câu hỏi kiểu này, điều cần thiết là bạn nên nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nước mà bạn nộp hồ sơ du học. Bạn có thể kể một cách tóm lược những thế mạnh, điểm khác biệt, chất lượng, bằng cấp, môi trường giáo dục.. của nền giáo dục nước đó. Nếu chuyên ngành học của bạn không có ở trong nước thì bạn cũng nên trình bày rõ ràng. Còn nếu có chuyên ngành đó ở trong nước, bạn nên liệt kê những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở quốc gia đó, thay vì học ở Việt Nam.
Do you intend to work in our country after graduated?
Đây là câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có sẵn sàng quay trở về sau khi học xong hay không. Bạn cần biết rằng, lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp visa là đương đơn đã không chứng minh được cho viên chức thị thực rằng họ sẽ trở về nước sau khi hoàn tất khóa học.
Để xác định “ý định trở về” của bạn, viên chức thị thực sẽ hỏi bạn các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn với đất nước và về các kế hoạch học tập của bạn, từ đó ý định bạn “tiềm năng” ở lại hay không ở lại. Vì vậy, chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa một các đầy đủ là rất quan trọng, để chứng tỏ bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị kiến thức trong đầu và kỹ năng trả lời phỏng vấn còn quan trọng hơn, đó là sự thể hiện ra bên ngoài cái con người bên trong của bạn.
Who is your sponsor? How much does it cost for your study?
Đây là câu hỏi nhằm kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn, vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin và khớp với những gì bạn đã chuẩn bị trong hồ sơ. Nếu có giấy chứng minh tài chính thì tốt hơn nên mang theo. Còn nếu bạn được học bổng thì cũng nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn.
Với trường hợp du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…
Do you have specific plans after graduated?
Người phỏng vấn muốn biết kế hoạch tương lai của bạn, nhưng sâu xa hơn là muốn kiểm tra liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi. Bạn nên thể hiện rõ điều này. Bởi vậy, hãy trình bày cụ thể và rõ ràng kế hoạch của mình. Ví dụ: “Khi học xong ngành kinh tế, tôi sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang nhắm đến làm việc tại công ty A…”.
Những câu hỏi khác bạn có thể gặp :
- Why do you wish to pursue the program that you have applied to? ( Tại sao bạn muốn theo đuổi chương trình mà bạn đã nộp đơn?)
- Why do you want to attend this school? ( Tại sao bạn muốn học tập tại trường này?)
- Name some other schools that you have applied to? ( Hãy kể tên vài trường khác mà bạn đã nộp đơn?)
- Tell me about yourself? ( Hãy kể về bản thân bạn?)
- What are your career goals? ( Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?)
- Where do you see yourself in ten years? ( Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 10 năm nữa?)
- What value can you add to the program? ( Bạn có thể đóng góp những giá trị gì vào chương trình này?)
- What are your greatest achievements? ( Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?)
- What do you consider your three top strengths/weaknesses? ( Hãy xem xét 3 thế mạnh/ điểm yếu hàng đầu của bạn là gì?)
- What skills, strengths, and characteristics make you a strong applicant? ( Những kỹ năng, điểm mạnh và đặc điểm nào làm bạn trở thành một ứng viên mạnh?)
- Why should we accept you? ( Tại sao chúng tôi nên chấp nhận bạn?)
- Do you have any questions? ( Bạn có câu hỏi nào không?)
-
Phỏng vấn xin việc
Kỹ năng phỏng vấn đóng vai trò quan trọng giúp bạn chứng tỏ được năng lực của mình, từ đó xin được công việc mong muốn. Buổi phỏng vấn có thể kéo dài chỉ trong 10 phút nhưng cũng có khi suốt một giờ với những câu hỏi khác nhau từ nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp từ phía nhà tuyển dụng và những cách trả lời khôn khéo vừa giúp bạn khoe được kĩ năng tiếng Anh mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cho phía tuyển dụng.
How would you describe yourself? / What are your strengths/positive traits? Why should we hire you?
– I consider myself hardworking/reliable/dependable/helpful/outgoing/organized /honest/cooperative. (Tôi thấy mình là người chăm chỉ/đáng tin/đáng tin cậy/được việc/hướng ngoại/có tổ chức)
– I’m a team-player/an experienced team-leader/a seasoned (experienced) professional/a dedicated worker. (Tôi là người có tinh thần đồng đội/một trưởng nhóm có kinh nghiệm/chuyên gia nhiều kinh nghiệm/nhân viên tận tụy)
– I’m good at dealing with people/handling stress. (Tôi giỏi thỏa hiệp với mọi người/giải quyết vấn đề áp lực)
– I pay attention to details. (Tôi là người chú trọng tiểu tiết)
– I understand my customers’ needs. (Tôi hiểu khách hàng của mình cần gì)
– I learn quickly and take pride in my work. (Tôi tiếp thu nhanh và tự hào vào những gì mình làm được)
– I love challenges and getting the job done. (Tôi thích thử thách và yêu cảm giác hoàn thành nhiệm vụ)
What kind of qualifications do you have?
– I graduated in IT from the University of London. (Tôi tốt nghiệp ngành IT ở Đại học London)
– I hold a master’s degree (MA)/a bachelor’s degree (BA) in Modern Languages from the University of New York. (Tôi sở hữu bằng thạc sĩ/cử nhân ngành Ngôn ngữ Hiện đại của Đại học New York)
– I took one year accounting training program at Oxford College. (Tôi dành một năm cho chương trình kế toán ở Cao đẳng Oxford)
– I haven’t done any formal training for this job, but I have worked in similar positions and have ten years of experience in this field. (Tôi không được đào tạo bài bản cho công việc này nhưng tôi đã từng đảm nhận vị trí tương tự và có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này)
Why did you leave your last job?
– I was laid off/made redundant, because the company relocated/downsized /needed to cut costs. (Tôi đã bị cho nghỉ việc/trở thành nhân sự thừa vì công ty tái cơ cấu/thu nhỏ quy mô/cần cắt giảm chi phí)
– I wanted to focus on finding a job that is nearer to home/that represents new challenges/where I can grow professionally. (Tôi muốn tìm một công việc gần nhà hơn/mang đến những thử thách mới/giúp tôi phát triển một cách chuyên nghiệp)
What do you do in your current role
– I’m responsible for the recording and conveying messages for the departments. (Tôi chịu trách nhiệm ghi âm và chuyển tin nhắn đến các phòng)
– I ensure that high standard of customer care is maintained. (Tôi đảm bảo việc duy trì chất lượng chăm sóc khách hàng)
– I liaise with the Business Development and Business Services Units. (Tôi kết nối hai đơn vị dịch vụ kinh doanh và phát triển kinh doanh với nhau)
– I deal with incoming calls and correspond with clients via e-mails. (Tôi giải quyết các cuộc gọi tới và trả lời khách hàng thông qua email)
– I’m in charge of the high-priority accounts. (Tôi có trách nhiệm với những tài khoản cần ưu tiên)
What relevant experience do you have?
Lưu ý: nên sử dụng thì Hiện tại Hoàn thành hoặc Hiện tại Hoàn thành Tiếp diễn để nói về những kinh nghiệm mình từng có trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục ở hiện tại
– I have worked as a Sales Representative for several years. (Tôi từng đảm nhiệm vị trí Đại diện Kinh doanh trong nhiều năm qua)
– I have great people skills: I’ve been working in Customer Service and been dealing with complaints for five years. (Tôi có kỹ năng làm việc tốt với mọi người vì từng làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng và giải quyết các khiếu nại trong năm)
Why would you like to work for us?
– I would like to put into practice what I learned at university. (Tôi mong muốn được áp dụng những gì được học ở trường vào thực tế)
– I’ve always been interested in E-Commerce/Marketing/and your company excels (is one of the best) in this field. (Tôi luôn quan tâm đến thương mại điện tử/marketing và công ty của ông đi đầu trong lĩnh vực này)
What are your weaknesses/negative traits?
– I’m a perfectionist and I may be too hard on myself or my co-workers sometimes. (Tôi là người theo chủ nghĩa hoàn hảo và có lúc quá hà khắc với bản thân và đồng nghiệp)
– I might need to learn to be more flexible when things are not going according to plan. (Tôi nên học cách trở nên linh động hơn khi mọi thứ không như kế hoạch)
– I occasionally focus on details instead of looking at the bigger picture. I’m learning how to focus on the overall progress as well. (Thi thoảng, tôi bị quá chú tâm vào chi tiết và không chú ý đến toàn cảnh. Tôi đang học cách nhìn vào toàn quá trình)
When can you commence employment with us?
– I will be available for work in January, next year. (Tôi sẵn sàng cho công việc này vào tháng một năm sau)
– I can start immediately. (Tôi có thể bắt đầu ngay)
– I have to give three weeks’ notice to my current employer, so the earliest I can start is the first of February. (Tôi cần 3 tuần để thông báo với sếp hiện tại, vì vậy, tôi có thể bắt đầu sớm nhất vào 1/2)
Do you have any questions?
– What would be the first project I’d be working on if I was offered the job? (Nếu tôi được nhận công việc này, dự án đầu tiên mà tôi được tham gia là gì?)
– Who would I report to? Who would I be working closely with? (Tôi sẽ báo cáo công việc với ai? Tôi sẽ làm biệc nhiều với ai?)
– When will I get an answer? How soon can I start? (Khi nào tôi sẽ nhận được kết quả? Tôi có thể bắt đầu đi làm từ khi nào?)
Sau cùng dù là bất kì cuộc phỏng vấn nào bạn cũng sẽ cần đến một chút yếu tố may mắn!
Chúc các bạn thành công!