0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

21 Th2 2019

TỰ LUYỆN 4 KĨ NĂNG LISTENING – SPEAKING – READING – WRITING TOEIC NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? (PHẦN II)

/
Posted By
/
Comments0

hieuunganh.com_5c6e22ccd0860

Ở phần I chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hai kĩ năng Listening và Speaking, hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng mình các bạn đã có được những tiến bộ trong việc luyện thi TOEIC nhé!

Trước khi vào hai kỹ năng lớn còn lại là Nói và Viết chúng ta cùng nhau điểm qua hai phần kỹ năng phụ nhưng giúp ích rất nhiều trong quá trình tự học tiếng Anh. Đó là ngữ pháp và từ vựng.

VOCABULARY – TỪ VỰNG

Trong quá trình luyện nghe nói (và thậm chí luyện đọc và viết), chắc hẳn chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều từ mà chúng ta hoàn toàn không thể hiểu được nghĩa. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể ghi nhớ chúng để sử dụng sau này!? Rất đơn giản, chiêu thức để có thể làm tốt công việc nhớ từ chỉ nằm trong 2 bước sau: học tập trung và luyện tập thường xuyên.

Học tập trung ở đây không có nghĩa là chúng ta chăm chú đọc làu làu các từ mới mà học tập trung ở đây mang nghĩa chúng ta học từ vựng tập trung theo một chủ đề nào đó. Khi chúng ta luyện nghe nói, tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu những từ vựng có liên quan đến chủ đề đó, tập nghe và phát âm cho đúng sau đó đặt chúng vào những tình huống thực tế để sử dụng.

Việc học từ vựng tập trung theo chủ đề làm tăng khả năng não tạo mối liên kết các từ vựng với nhau, giúp cho chúng ta dễ dàng nhớ những từ vựng mới hơn bình thường. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh hoặc những cụm từ đồng nghĩa và trái nghĩa để nhớ từ vựng mới.

hieuunganh.com_5c4686c0ab9a7Tuy nhiên, sau khi học xong hãy gom chúng lại và sử dụng trong một ngữ cảnh có liên quan để làm chúng khắc sâu vào não của mình. Và dĩ nhiên, nếu chúng ta ỷ lại vào trí nhớ siêu phàm của bản thân mà không mang những từ vựng ấy ra lặp đi lặp lại và sử dụng nhiều lần trong thực tế, thì bảo đảm chúng ta cũng sẽ nhanh chóng cho những từ ấy đi vào danh sách những từ hình như đã gặp đâu đó rồi mà không biết nghĩa. Sau khi học xong hãy gom chúng lại và sử dụng trong một ngữ cảnh có liên quan để làm chúng khắc sâu vào não của mình.

Một vấn đề khác chúng ta hay gặp phải đó là việc đa nghĩa của từ vựng trong tiếng Anh. Đừng hoang mang, hãy thật bình tĩnh khi gặp phải những từ như vậy. Cũng đừng cố gắng nhồi nhét, cố gắng nhớ hết các tầng nghĩa trong một lần học. Điều đó sẽ chẳng giúp chúng ta nhớ được hết các nghĩa đâu.

Đối với từ vựng tiếng Anh, học chúng theo ngữ cảnh luôn là phương pháp tốt nhất. Khi đã hiểu một tầng nghĩa qua ngữ cảnh 1, chúng ta cố gắng sử dụng để nhớ kỹ cách dùng từ đó. Để sau này khi gặp ngữ cảnh 2, từ đó mang nghĩa khác thì chúng ta sẽ học nhanh hơn và không bị nhầm lẫn với tầng nghĩa ban đầu. Và chúng ta cứ xây dựng tầng nghĩa dần dần lên như vậy thì sẽ nhớ dai hơn là “ngốn” tất cả các nghĩa cùng một lúc.

GRAMMAR – NGỮ PHÁP

hieuunganh.com_5c47f4a61c84bCũng như cách học từ vựng, ngữ pháp nên được học khi chúng ta đã xây dựng được một số kiến thức nền về nghe – nói. Ở tại thời điểm đó, khi chúng ta học ngữ pháp chúng ta sẽ có những ví dụ thực tiễn để so sánh, và chúng sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức ngữ pháp tốt hơn là một học sinh học vẹt những cấu trúc, công thức và sau đó không biết cách áp dụng vào thực tế như thế nào. Ngữ pháp nên được học khi chúng ta đã xây dựng được một số kiến thức nền về nghe – nói.

Một khi đã hiểu được cấu trúc việc kế tiếp không phải là nhìn cấu trúc hay đơn giản là làm những bài tập trắc nghiệm về nó là đủ, mà chúng ta làm thật nhiều bài tập dưới dạng viết lại câu để chúng ta vừa học được cấu trúc, vừa học từ vựng mới và vừa nhớ cả cách viết đúng của từ. Nếu một ngày nào đó các bạn nhận ra rằng các bạn say mê viết tay các bài tập ngữ pháp, thì xin chúc mừng, các bạn thật sự là những người có đam mê và sẵn sàng học tiếng Anh bằng mọi giá!

READING – ĐỌC

Việc đọc hiểu một ngôn ngữ nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố về bản sắc, văn hóa, lối suy nghĩ, và chính cả phong cách của người viết. Cho nên để hiểu trọn vẹn một văn bản tiếng Anh đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức nền về từ vựng, ngữ pháp, sự am hiểu về ngữ cảnh và hiểu về lối suy nghĩ của người bản xứ.

Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì sẽ rất khó để chúng ta có thể cảm nhận hết những ý tưởng mà người viết muốn truyền đạt. Và để có thể thấu hiểu trọn vẹn, chúng ta cũng phải học theo cách khoa học, học đọc những cái căn bản nhất rồi mới đến cái phức tạp.

Chọn tài liệu đọc phù hợp với trình độ

hieuunganh.com_5c6e12cc0aca3Khi tiếp xúc với các bài khóa, ban đầu bạn nên chọn những bài phù hợp với trình độ của bản thân. Có thể đối với người mới bắt đầu, các chủ đề về đời sống hàng ngày, về sở thích cá nhân hay xu hướng thời đại sẽ kích thích sự tò mò tìm hiểu của chúng ta hơn.

Vậy hãy chọn những bài báo ngắn, những mẩu truyện nhỏ, những bài ghi chú đơn giản về cuộc sống hàng ngày để chúng ta làm quen với việc đọc hiểu ngôn ngữ tiếng Anh. Dần dần khi chúng ta đã quen với việc đọc tiếng Anh chúng ta sẽ chọn những bài khó hơn để luyện tập. Tuy nhiên yếu tố để giúp giữ được nhiệt huyết khi học đọc đó là phải chọn đọc về những chủ đề mà mình yêu thích.

Kỹ năng đọc nhanh

Việc đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt lấy ý sẽ là kỹ năng quan trọng nếu chúng ta muốn đạt thành tích cao ở một kỳ thi nào đó. Vậy ngoài việc luyện đọc để nâng cao khả năng từ vựng, ngữ pháp, hiểu ý của tác giá chúng ta còn phải luyện tốc độ đọc. Sử dụng một cái đồng hồ là phương pháp hữu hiệu nhất.

Mỗi khi bắt tay vào đọc bài chúng ta bấm đồng hồ để xem khả năng đọc là bao nhiêu từ trong một phút. Và phải đảm bảo chúng ta hoàn toàn hiểu sau khi kết thúc bài đọc chứ không phải chỉ quan tâm thời gian mà mặc kệ phần hiểu. Để có thể gắt gao với bản thân hơn, chúng ta có thể chọn những bài đọc có câu hỏi để kiểm tra lại phần đọc hiểu của mình.

Kỹ năng đoán nghĩa của từ vựng lạ

Và một kỹ năng trong phần đọc hiểu mà mọi người hay nhắc đến đó là kỹ năng đoán nghĩa của từ hoặc câu có từ mới. Có nghĩa rằng là chúng ta dựa vào những từ trước và sau từ mà chúng ta không hiểu nghĩa để đoán nghĩa của từ đó, hoặc dựa vào câu trước và câu sau để đoán nghĩa của câu mà chúng ta không hiểu.

Tuy nhiên trong thực tế phương pháp này chỉ được áp dụng khi bạn đã có một trình độ nhất định. Ít nhất bạn phải hiểu được hết tất cả những gì trước và sau từ hoặc câu không hiểu thì bạn mới suy đoán ra được nghĩa của những từ, câu gây khó hiểu này. Cho nên để đạt tới đỉnh thượng thừa này chúng ta cần phải miệt mài rèn luyện rất nhiều chứ không phải chỉ biết năm ba chữ là có được kỹ năng điêu luyện này đâu nhé.

WRITING – VIẾT

Viết và nói có những nét tương đồng, vì chúng cùng là cách chủ động truyền đạt thông tin đến người khác. Tuy vậy, khi nói sai chúng ta có thể nhận được tín hiệu của người nghe ngay để sửa chữa ngay lập tức hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để phụ trợ cho việc truyền đạt thông điệp, nhưng một khi viết sai thì người đọc sẽ không biết đường đâu mà lần. Cho nên kỹ năng viết tuy mức độ quan trọng và khó khăn không phải là hơn các kỹ năng khác nhưng kỹ năng này cần được bắt đầu tập luyện khi các kỹ năng khác dần hoàn thiện.

Cũng như “Đọc”, chúng ta cũng nên đi theo con đường từ căn bản đến nâng cao. Ban đầu khi luyện kỹ năng viết, chúng ta cứ chọn những cách dễ dàng cho bản thân trước. Ví dụ như viết nhật ký bằng tiếng Anh, viết blog cá nhân, viết những câu chuyện nhỏ nhỏ hàng ngày để áp dụng ngữ pháp, từ vựng đã học vào bài viết. Câu chuyện có thể không đầu không đuôi, không mạch lạc nhưng nó sẽ giúp chúng ta tự tin cầm bút đề chữ hơn.

vuong 1 myKhi luyện viết một mình mà thấy chán chúng ta nên lên internet vào những diễn đàn hoặc thông qua những ứng dụng chat với bạn nước ngoài, một mặt là để giải khuây một mặt có thể giúp chúng ta tự chỉnh sửa câu cú trong lúc nói chuyện qua lại.

Ngoài ra việc đọc nhiều cũng sẽ giúp khả năng viết cải thiện. Khi chúng ta đọc được những cụm từ hay ho, chúng ta có thể ghi chú lại và suy nghĩ ra tình huống sẽ dùng câu văn đó để diễn tả, lặp đi lặp lại việc đó sẽ giúp câu văn viết của chúng ta trau chuốt hơn và nghe có vẻ “tây” hơn. Khi đã quen với việc viết những điều xung quanh cuộc sống, cũng là lúc chúng ta phải tự nâng cấp trình độ bằng những bài viết với chủ đề khó hơn. Đây là lúc những đề viết trong các kỳ thi được mang ra để rèn luyện.

Và cứ tiếp tục như thế thì tiếng Anh với 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết sẽ không còn là nỗi ám ảnh cho chúng ta nữa, mà thay vào đó sẽ là niềm đam mê cháy bỏng được hoà mình vào thứ ngôn ngữ này và sử dụng chúng một cách thuần thục để phục vụ cho những mục đích khác cao hơn trong cuộc sống.

Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply