0247.3030.686 | 091.487.3333
ceo@ivyleaguevietnam.edu.vn

25 Th7 2018

️10 TỪ VỰNG KHÓ NHẤT TRONG TIẾNG ANH

/
Posted By
/
Comments0

Tiếng Anh bao gồm những từ ngữ thực sự khó hiểu, và thậm chí cả những người bản xứ cũng gặp khó khăn với những từ khó nhằn rắc rối này. Đôi khi chúng rất khó hiểu, còn những khi khác, chung lại bị lạm dụng quá nhiều tới mức ý nghĩa ban đầu của chúng đã không còn nữa.

The Ivy League – Vietnam xin giới thiệu 10 từ vựng phức tạp nhất trong tiếng Anh mà chắc hẳn bạn nào cũng từng chật vật với chúng!

1. LITERALLY

Nếu bạn biết một người theo chủ nghĩa ngôn ngữ thuần tuý, hãy thận trọng. Việc lạm dụng từ này được biết là có thể làm người ta tăng huyết áp. ‘Literally’ có nghĩa là, ‘theo nghĩa đen”, hoặc “điều mà tôi đang nói không phải là tưởng tượng, mà nó đã thực sự xảy ra khi tôi đang nói về nó.”

Vì vậy, việc sử dụng thường xuyên kiểu như “I literally died laughing,” (Tôi thực sự cười chết mất) hay “He was so embarrassed his cheeks literally burned up,” (Anh ấy xấu hổ tới nỗi má anh ta thực sự đang cháy lên) là không chính xác.

2. IRONIC

Đây là một từ gây nhầm lẫn cho hầu hết những người nói Tiếng Anh – kể cả là tiếng mẹ đẻ hay không. Trong khi irony thường được hiểu có nghĩa là sự trùng hợp hay một sự kiện đột xuất, mà trong nó không bao hàm toàn bộ ý nghĩa của từ. Khái niệm của irony là cực kỳ nhiều lớp, theo cách đơn giản nhất đó là cách để sử dụng các từ ngữ nhằm diễn tả mặt đối lập với nghĩa đen của các từ này.

Tuy nhiên, không giống như sarcasm – mỉa mai, irony không có chủ ý gây tổn thương. Thực sự, irony không phải là thành phần thiết yếu cho một ngày bình thường và không ai nghĩ xấu về bạn nếu bạn hoàn toàn không sử dụng từ này!

3. IRREGARDLESS (THAY VÌ REGARDLESS)

Bạn có thể đã nghe người ta sử dụng từ ‘irregardless’ khi họ có ý nói là ‘regardless’. ‘Regardless’ có nghĩa là “không xem xét tới” hay “bất chấp cái gì đó” và hoàn toàn chấp nhận được.

Nhưng bất kể bạn nghĩ gì, ‘irregardless’ không phải là một từ đồng nghĩa! Bởi vì hai lần phủ định (tiền tố -ir có nghĩa là “không” và hậu tố -less có nghĩa là “không có”) nó có nghĩa là “không phải là không xét tới”, có nghĩa thực ra là đối lập với chủ định của người sử dụng.

Vì vậy hãy ghi nhớ: Khi ‘irregardless’ xuất hiện trong từ điển, nó được liệt kê là một từ không chuẩn. Điều này có nghĩa là bất kể sự tồn tại về mặt kỹ thuật của nó, nó không nên được sử dụng bởi những người thích học và sử dụng Tiếng Anh một cách chuẩn xác.

4. WHOM

Trong Tiếng Anh, chúng ta sử dụng ‘who’ để ám chỉ chủ ngữ của câu và ‘whom’ để chỉ đối tượng của nó. Nhưng làm cách nào bạn có thể biết được bạn cần từ nào?

Hãy thử tự trả lời câu hỏi với ‘him’ hoặc ‘he’. Nếu ‘him’ có thể là câu trả lời, ‘whom’ là từ bạn cần. Chẳng hạn: “Who/whom are you going to Brazil with?” (Bạn định đi Brazil cùng ai?) Bạn sẽ trả lời “With him,” hay “With he”? bạn sẽ chọn him – vì vậy whom là từ đúng ở đây!

5. COLONEL

Đây là một sự cẩu thả về phát âm đối với nhiều sinh viên! Khi bạn nhìn vào từ này, bạn có thể nghĩ rằng nó được phát âm co-lo-nel. Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy, vì nó được phát âm là kernel (như một hạt ngô!).

Nhưng sao ‘colonel’ cuối cùng lại đánh vần giống như vậy? Đólà một câu chuyện xưa cũ về từ đi mượn qua quá trình lịch sử. ‘Colonel’ xuất phát từ người Pháp, những người vốn đã mượn từ đó từ người Italy, sau khi họ đã thay đổi một chữ cái (coronel). Sau đó, người Anh đã tóm lấy từ đó cho mình, trước khi cuối cùng thì cả người Pháp và người Anh đã chuyển đổi lại cách đánh vần đi mượn ban đầu.

6. NONPLUSSED

Cảm thấy một chút (hoang mang) sau chuyến đi ngắn qua lịch sử ngôn ngữ? Điều đó hoàn toàn có thể. Chúng ta đã đi tới từ khó thứ năm, một từ khác mà một tiền tố láu cá lại chính là thủ phạm. Bởi vì tiền tố “non” có nghĩa là “không”, nhiều người đã lạm dụng từ ‘nonplussed’ với nghĩa là ‘không bối rối’ hay ‘không quan tâm’.

Trong thực tế, ‘nonplussed’ có nghĩa là “hoang mang” hoặc “không suy nghĩ được những điều cần phải nghĩ”. Thật không may, từ đó được sử dụng quá thường xuyên theo cả hai cách, ít nhất là trong Tiếng Anh viết, nó thường gây khó hiểu về chủ đích của người viết.

7. DISINTERESTED

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong tòa án. Bạn muốn một người thẩm phám như thế nào trong trường hợp của bạn? Một người thẩm phán disinterested (vô tư) hay một người uninterested (không quan tâm)?

Hy vọng bạn chọn người trước! Trong khi một thẩm phán lãnh đạm sẽ ngáp và nhìn lướt qua điện thoại của họ, thì một vị thẩm phán vô tư sẽ dường như biết lắng nghe hơn nhiều đối với mọi khía cạnh trong trường hợp của bạn và phán quyết một cách khách quan.

Hãy nhớ rằng: Một ai đó disinterested thì không thiên vị và không đứng về phe nào cả, trong khi một người uninterested là người ngay từ đầu chẳng quan tâm đến điều gì đó.

8. ENORMITY

Từ này rất lớn! Nó nghe có vẻ đơn giản. ‘Enormity’ gần nghĩa với ‘enormous’ (khổng lồ) tới nỗi chúng phải là từ đồng nghĩa. Sai rồi! ‘Enormity’ có nghĩa là ‘cực kỳ độc ác’ theo kiểu gây xấu hổ, lịch sử trung cổ hay của kiểu nhà độc tài tàn nhẫn.

Do vậy, cách diễn đạt đặc biệt thường được sử dụng “the enormity of the situation…” là không chính xác.

9. LIEUTENANT

Một thuật ngữ quân sự để gây nhầm lẫn cho chúng ta! Từ này là một ví dụ về các cách phát âm khác nhau “xuyên Đại Tây Dương” hay là giữa Mỹ và Anh. Trong Tiếng Anh-Anh, từ này được phát âm là leftenant, trong khi ở Mỹ, bạn sẽ nghe thấy loo-tenant. Trong khi đó cả hai nơi đều giữ cùng một cách đánh vần – bạn biết đấy, chỉ để khiến cho nó thú vị! – cách phát âm của Mỹ ngày càng được nghe thấy thường xuyên hơn ở các quốc gia nói Tiếng Anh khác.

10. UNABASHED

Tiền tố đang đóng vai trò gì trong một từ xa lạ như “abash”? Trong khi “abash” tồn tại nó đã không được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ. Mặt khác, phiên bản tiêu cực, unabashed, lại được sử dụng ngày nay và có nghĩa là “không xấu hổ”. Vì vậy lần sau khi bạn đang thực hành Tiếng Anh, hãy nói với một unabashed enthusiam (sự nhiệt huyết không rụt rè)!

Chắc hẳn các bạn đang cảm thấy đau đầu với những từ vựng trên! Hy vọng các bạn đã nắm được ý nghĩa cũng như cách dùng của chúng để tránh những nhầm lẫn dở khóc dở cười nhé!

Leave a Reply